Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện nên giảm tốc độ trong 12 trường theo quy định.
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 31/2019 của Bộ GTVT, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn trong các trường hợp sau:
1. Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;
2. Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;
3. Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận;
Trong điều kiện thời tiết mưa to, tài xế cũng nên giảm tốc độ để quan sát. Ảnh: TN
4. Qua cầu, cống hẹp; đi qua đập tràn, đường ngầm, hầm chui; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc;
5. Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông;
6. Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
7. Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường;
8. Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi phía trước;
9. Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe;
10. Gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; gặp xe siêu trường, xe siêu trọng, xe chở hàng nguy hiểm; gặp đoàn người đi bộ;
11. Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi;
12. Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cánh sát giao thông, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ.
Theo THY NHUNG (PLO)
Phần lớn người khi mua ô tô mới thường chọn xe màu trắng, tuy nhiên theo một kết quả khảo sát mới đây, đây không phải là màu sắc giúp xe giữ giá tốt nhất khi bán lại sau khoảng 3 năm sử dụng.
Để tránh bị phạt nguội thời gian khi lái xe về quê hay du xuân, người lái xe cần lưu ý 5 lỗi vi phạm giao thông thường gặp.
Để có một chuyến đi an toàn và vui vẻ dịp tết Nguyên đán, các chủ xe cần chú trọng bảo dưỡng các bộ phận này trên xe.
Chủ xe cần tiến hành kiểm tra và thay cảm biến báo mức nước kính ô tô khi thấy đèn báo lỗi trên táp-lô nhằm đảm bảo tầm nhìn tốt nhất.
"Ba giây xanh thì bỏ, ba giây đỏ thì đi" là kinh nghiệm được đúc kết trên thực tế của nhiều tài xế để ứng xử khi gặp đèn tín hiệu giao thông trên đường, vừa đảm bảo an toàn lại vẫn tiết kiệm được thời gian.
Khi lưu thông trên đoạn đường hỗn hợp, người điều khiển xe máy cần chú ý quan sát, tuyệt đối không chạy trước đầu xe ôtô,... nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.
Đăng kiểm xe là việc các cơ quan chuyên ngành kiểm định chất lượng xe về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xem có đảm bảo theo quy định hay không. Đây cũng là thủ tục bắt buộc đối với ô tô nếu muốn lưu thông trên đường.
Phanh là bộ phận giúp người điều khiển kiểm soát tốc độ của xe hơi. Tuy nhiên, một số tài xế thường có những thói quen lái sai lầm khiến bộ phận này nhanh chóng giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ tai nạn.
So với mức phạt cũ, mức phạt lỗi đi vào đường cấm theo quy định mới năm 2022 đã tăng lên đáng kể. Do đó, các tài xế cần nắm rõ những tuyến đường cũng như quy định khi đi vào đường cấm.
Để nắm rõ việc đi kiểm định xe cần những loại chi phí nào, chủ xe cần biết các thông tin dưới đây.