Bộ Công an đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi để bảo đảm ứng dụng tài khoản định danh điện tử.
Về định danh và xác thực điện tử, Nghị định số 59/2022/NĐ-CP quy định rằng việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân (CCCD) trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
Tuy nhiên, theo Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện phải mang theo giấy phép lái xe, đăng ký xe và một số giấy tờ khác.
Bộ Công an đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi để bảo đảm ứng dụng tài khoản định danh điện tử.
Hiện tại, người điều khiển phương tiện mới chỉ có thể sử dụng giấy phép lái xe (GPLX, hay còn gọi là bằng lái) trên ứng dụng VNeID để xuất trình cho CSGT nhằm chứng minh xác thực sự tồn tại và giá trị pháp lý của bằng lái, còn việc xử lý vi phạm, nếu có, vẫn phải thực hiện với bằng cứng.
Trong tương lai, cụ thể là vào khoảng cuối năm nay, đầu năm sau, Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải sẽ tiến tới việc người dân có thể sử dụng bằng lái trên VNeID hoàn toàn thay thế cho bằng cứng.
Theo đó, dữ liệu về trạng thái của bằng lái sau khi xử lý vi phạm giao thông sẽ được hiển thị trên VNeID để cơ quan chức năng kiểm soát.
Vì sao khó tích hợp bằng lái xe vào VNeID?
Trong quá trình tích hợp bằng lái vào ứng dụng VNeID, nhiều người gặp thông báo lỗi: "Thông tin giấy phép lái xe của công dân không có trên hệ thống dữ liệu của Bộ giao thông vận tải". Có 3 nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này.
Thứ nhất, người dân đang sử dụng GPLX kiểu cũ, trên đó chỉ có thông tin họ, tên và năm sinh, không có đủ thông tin về ngày tháng sinh và số CCCD, nên chưa thể đồng bộ với dữ liệu dân cư quốc gia.
Thứ hai, người dân vẫn đang sử dụng GPLX gắn với Chứng minh nhân dân 9 số cũ, mà chưa được cập nhật sang CCCD 12 số nên không thể xác thực thông tin.
Thứ ba, một số bản ghi GPLX đã được nhập vào hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam, nhưng vẫn chưa được xác thực với dữ liệu quốc gia về dân cư.
Để khắc phục vấn đề này, người dân cần đổi sang giấy phép lái xe mới (loại thẻ PET) và/hoặc cập nhật thêm số CCCD 12 số.
Theo Dân Trí
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì trường hợp xe máy mắc những lỗi dưới đây sẽ không bị xử phạt.
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Trên kính chắn gió phía sau ô tô thường có những đường kẻ ngang song song nhau… tuy nhiên không phải người dùng ô tô nào cũng hiểu rõ chi tiết này.
Theo quy định, khi mua bảo hiểm xe máy, khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích.
Từ tháng 9.2023, người dùng ô tô có thể tra cứu xem ô tô có bị phạt nguội hay không thông qua ứng dụng (app) đặt lịch đăng kiểm vừa được Cục Đăng kiểm Việt Nam cập nhật, để tránh trường hợp mang ô tô đi đăng kiểm nhưng không được đăng kiểm do "dính" phạt nguội.
Bộ điều khiển ABS được ví như bộ não của hệ thống phanh ABS. Nếu bộ phận này gặp lỗi sẽ khiến hệ thống phanh ABS hoạt động không hiệu quả, có thể dẫn tới rủi ro về an toàn khi đang vận hành.
Điều chỉnh gương chiếu hậu trong xe ô tô giúp người lái mở rộng tầm nhìn, hạn chế va chạm giao thông, dễ dàng xử lý các tình huống phát sinh trên đường.