Nhiều bác tài sử dụng xe ô tô nhưng lại không biết hoặc thường không để tâm khi nào nên bảo dưỡng định kỳ cho xế của mình, thường đến khi hư hỏng bộ phận nào đó mới đem xe đi sửa chữa. Bạn nên bỏ ngay suy nghĩ này vì mỗi chiếc xe hơi đều phải trải qua những thời điểm bảo dưỡng định kỳ ứng với số km đi được. Vậy khi nào khi nào thì nên bảo dưỡng định kỳ xe ô tô, và khi bảo dưỡng, các bộ phận nào cần được “đặc biệt” quan tâm?
Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ giúp chiếc xe luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất, giúp bạn an tâm hơn khi lái xe - Bảo dưỡng xe Suzuki Ciaz định kỳ
Có 5 cấp độ bảo dưỡng xe ô tô định kỳ theo số km bạn cần theo sát
Có 5 cấp độ bảo dưỡng xe ô tô định kỳ theo số km bạn cần theo sát
Mức bảo dưỡng định kỳ 5.000 km thường kiểm tra bên trong và bên ngoài xe như kiểm tra đèn cảnh báo trên bảng táp lô, hệ thống lanh và âm thanh, cơ cấu nâng hạ ghế bằng tay hay điều chỉnh điện, dây đai an toàn, hoạt động của cần số, phanh tay, bàn đạp côn (ly hợp) với xe số sàn và chân phanh…
Trong đợt bảo dưỡng xe ô tô định kỳ lần 2, bạn cần thay dầu máy và lọc dầu. Việc này sẽ giúp loại bỏ được những cặn bẩn do lọc dầu giữ lại trong suốt thời gian vận hành, đồng thời để động cơ được bôi trơn với dầu sạch và luôn hoạt động tốt.
Ngoài ra, ở cấp bảo dưỡng ô tô này, bạn cũng nên đảo lốp nếu cần thiết, và sau đó tiếp tục đảo lốp ở những chu kỳ bảo dưỡng tiếp theo.
Dù xe bạn có hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hay không thì cứ sau 30.000 km nên thay lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa để đảm bảo sức khỏe. Điều này cũng giúp cho động cơ hoạt động êm ái, tiết kiệm được nhiên liệu hơn khi vận hành.
Khi bảo dưỡng xe ô tô định kỳ ở cấp này, bạn cần thay dầu hộp số, dầu trợ lực, dầu vi sai, dây cua roa, dung dịch làm mát, dầu li hợp, dầu phanh… cho chiếc xe của mình. Điều này sẽ giúp hộp số, bộ vi sai được bôi trơn và hoạt động êm dịu hơn, đảm bảo hệ thống chuyển động của xe được vận hành tốt nhất.
Hơn nữa, sau một thời gian xe hoạt động, lọc nhiên liệu sẽ bị dơ do các bặn bẩn và tạp chất. Bạn cần thay thế lọc nhiên liệu mới để tránh tình trạng lọc bị nghẹt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ…
Cứ sau 100.000 km vận hành, nước làm mát động cơ có thể đã bị biến chất, đóng cặn làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của xe. Vì vậy, khi thực hiện bảo dưỡng xe ô tô định kỳ ở cấp độ này cần thay thế toàn bộ nước làm mát để đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động tốt, động cơ không bị quá nhiệt khi làm việc…
Bên cạnh đó, cũng nên thay thế một số bộ phận như bugi, má phanh… nếu cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi lái xe.
Ngoài ra, theo dõi thường xuyên các bộ phận như hệ thống phanh, hệ thống lái, ánh sáng, hệ thống treo, lốp xe, ắc quy… để đảm bảo xe luôn trong tình trạng ổn định nhất.
Cũng cần lưu ý, mỗi nhà sản xuất xe sẽ có những yêu cầu cụ thể riêng khi bảo dưỡng định kỳ. Vì vậy, đừng quên tham khảo thêm những thông tin trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo xe, hoặc đến những gara ô tô uy tín để được hỗ trợ tốt nhất.
Bên cạnh việc bảo dưỡng định kỳ theo số km, các bác tài cũng cần để ý bảo dưỡng thường xuyên các bộ phận dưới đây vì trong thực tế, với điều kiện đường sá giao thông, khí hậu tại VN, một số bộ phận thường rất dễ hao mòn, hư hỏng. Các nhà sản xuất khuyến cáo, người dùng nên thường xuyên kiểm tra để đảm bảo an toàn khi vận hành xe, đồng thời tránh hư hỏng phát sinh.
Công việc này khá đơn giản, thợ sửa xe nâng xe lên và tháo ốc xả nhớt để xả nhớt động cơ vô thùng nhớt xả cho sạch sau đó tháo lọc nhớt kiểm tra xem độ dơ của lọc.
Thường thì xe sẽ thay lọc sau lần thay nhớt thứ hai (hai lần thay nhớt một lần thay lọc). Sau khi kiểm tra xong và siết lại ốc xả nhớt, xe sẽ được châm đủ số lượng nhớt và chủng loại theo nhà sản xuất, yêu cầu của khách hoặc nhớt ở trung tâm bảo dưỡng.
Lọc gió động cơ giữ vai trò khá quan trọng, nó giúp lọc sạch không khí trước khi không khí được hòa trộn với nhiên liệu đi vào buồng đốt. Nếu lọc gió bị rách thì bụi bẩn sẽ lọt qua và đi vào động cơ ảnh hưởng đến quá trình làm việc của động cơ thậm chí gây các hư tổn cho máy. Còn nếu dơ quá thì nó sẽ bị nghẹt và không khí sẽ khó khăn để đi qua dẫn đến thiếu không khí để hòa trộn với nhiên liệu tạo hỗn hợp hòa khí lý tưởng.
Mỗi khi đi bảo dưỡng xe định kỳ bạn nên yêu cầu nhân viên kỹ thuật tháo lọc gió để kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ nó. Công việc khá đơn giản, chỉ cần tháo bô air, lấy lọc gió ra và thổi bụi, trường hợp lọc gió quá bẩn và bị nghẹt nên thay thế lọc mới đúng loại với lọc gió cũ của xe để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt cho động cơ. Các chuyên gia khuyên nên thay lọc gió ở mỗi 50.000km để đảm bảo động cơ luôn đủ không khí sạch khi hoạt động.
Lọc gió máy lạnh giữ lại những bụi bẩn ô nhiễm từ không khí bên ngoài trước khi đi qua dàn lạnh vào không gian xe cho ta một luồng khí mát mẻ trong lành. Nếu lọc gió bị bụi bẩn nhiều gây nghẹt sẽ làm xe mau lạnh khi mở điều hòa và có thể có mùi khó chịu do dơ bẩn. Vì vậy cần thường xuyên chăm sóc và vệ sinh bộ phận nhỏ này để luôn an tâm mỗi khi sử dụng xe với hệ thống điều hòa mát mẻ.
Công việc kiểm tra lọc gió máy lạnh cũng khá đơn giản, chỉ cần tìm vị trí lọc (thường nằm trong cabin hoặc phía ngoài trước kính trước xe ngay dưới capo xe), tháo ra và vệ sinh hoặc thay thế nếu quá dơ.
Bạn nên thay lọc gió máy lạnh sau 15.000 - 20.000km nhưng thực tế với thời tiết và điều kiện đường sá nhiều bụi bẩn bạn có thể thay thế chiếc lọc này sớm hơn.
Thắng (phanh) xe là bộ phận làm việc vất vả, chịu áp lực và nhiệt độ cao khi làm việc, nhất là trong điều kiện đường sá đông đúc như ở Việt Nam, khi di chuyển trên đường phố ta phải liên tục sử dụng thắng những lúc cao điểm và điều này tất nhiên làm bố thắng mau mòn, sau một thời gian hoạt động nó cần được vệ sinh để tránh làm xước đĩa khi bị dính bẩn và tăng độ ma sát khi thắng. Nếu kiểm tra mà thấy bố thắng mòn đến giới hạn, bạn phải thay thế để đảm bảo tình trạng làm việc an toàn và hiệu quả của hệ thống phanh.
Kiểm tra hệ thống phanh: tháo bánh xe, tháo thắng để kiểm tra bố, kiểm tra heo dầu, vệ sinh bố nếu dơ và tra mỡ ắc thắng sau đó ráp lại. Trong trường hợp bố mòn nên thay thế bố đúng loại tương thích của xe để đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Ngoài dầu động cơ, các loại dầu khác như dầu hộp số, dầu thắng, dầu trợ lực lái, nước rửa kính và mực nước làm mát cũng phải bảo đảm đầy đủ số lượng và chất lượng để xe luôn hoạt động trong tình trạng yên tâm nhất. Các mức dầu này luôn phải trong tình trạng đảm bảo và nước làm mát cũng thế, phải châm đầy đủ tránh tình trạng xe thiếu nước làm mát gây giải nhiệt cho động cơ kém.
Dù là siêu xe hay xe bình dân, xe xịn hay xe thường sau một thời gian sử dụng đều có sự hao mòn nhất đinh. Để đảm bảo xe luôn trong tình trạng an toàn và ổn định và kéo dài tuổi thọ của xe, bạn nên bảo dưỡng định kỳ các hệ thống trên xe và giữ chúng trong tình trạng tốt nhất.
>> Bạn cần biết:
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì trường hợp xe máy mắc những lỗi dưới đây sẽ không bị xử phạt.
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Bộ Công an đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi để bảo đảm ứng dụng tài khoản định danh điện tử.