Đeo tai nghe khi tham gia giao thông là lỗi mà nhiều người gặp phải và đây là mức phạt cần biết.
Vì sao đeo tai nghe lại là lỗi?
Nhiều người lầm tưởng, việc đeo nghe không ảnh hưởng đến quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, việc đeo tai nghe có thể gây mất tập trung khi điều khiển xe nên đây là một lỗi vi phạm luật giao thông.
Theo đó, việc đeo tai nghe khi lái xe tham gia giao thông khiên người điều khiển phương tiện mất tập trung, sao nhãng việc quan sát, không thể nghe được tín hiệu giao thông như còi xe khác. Do đó, việc đeo tai nghe có gây nguy hiểm cho chính người sử dụng và những người cùng tham gia giao thông khác.
Mức phạt lỗi đeo tai nghe khi tham gia giao thông
Mức phạt lỗi đeo tai nghe khi tham gia giao thông mới nhất năm 2022. Ảnh ST.
Tai nghe là một loại thiết bị âm thanh phổ biến có hình dáng nhỏ gọn, dễ dàng mang theo khi di chuyển. Mặc dù vậy, âm thanh phát ra từ thiết bị này có thể khiến người nghe mất tập trung, ảnh hưởng đến việc quan sát và di chuyển trên đường. Do đó, việc đeo tai nghe bị cấm khi tham gia giao thông.
Theo Điểm C khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008: "Nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính".
Nếu vi phạm đeo tai nghe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt theo điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng với hành vi điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
- Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện đeo tai nghe còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
Đeo tai nghe nhưng không sử dụng có vi phạm?
Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đeo tai nghe, nhưng không sử dụng sẽ không vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, khi bị Cảnh sát giao thông phát hiện đang đeo tai nghe, người điều khiển phương tiện phải chứng minh minh được ngay thời điểm đó không sử dụng để nghe nhạc hay nghe điện thoại.
Mặc dù không vi phạm, nhưng để đảm bảo an toàn, tốt nhất người dân không nên đeo tai nghe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi có điện thoại, hãy dừng xe, tấp vào lề đường, khi đảm bảo an toàn mới nghe điện thoại.
Theo Dân Việt
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì trường hợp xe máy mắc những lỗi dưới đây sẽ không bị xử phạt.
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Bộ Công an đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi để bảo đảm ứng dụng tài khoản định danh điện tử.
Các tài xế có thể dễ dàng tra cứu thông tin phạt nguội cho xe của mình thông qua các phần mềm tra cứu của Cục Cảnh sát giao thông, Sở Giao thông vận tải…
Điều khiển ô tô không có biển số hoặc biển số không đúng quy định ra đường có thể bị phạt đến 3 triệu đồng, tước GPLX đến 3 tháng và nếu không có giấy đăng ký hoàn toàn còn có thể bị tịch thu xe.
Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT hiện đang quy định các loại vạch kẻ đường cấm đỗ xe.
Trong quá trình sử dụng nếu bạn có những thói quen sau đây sẽ ảnh hưởng đến hệ thống trợ lực lái của xe ô tô.
Có hai cách cơ bản để khôi phục ắc quy ô tô của bạn nếu nó bị hết điện trên đường bao gồm sử dụng bộ kích bình hoặc kết nối ắc quy hết điện với một chiếc khác đang hoạt động tốt thông qua cáp nhảy.