Thị trường ô tô toàn cầu đang chứng kiến sự trỗi dậy của các dòng xe chạy điện. Theo đó, những quy định về xe ô tô điện cũng như mức xử phạt liên quan đến loại phương tiện này cũng là thông tin mà nhiều người dùng quan tâm.
Ô tô điện phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
Khoản 17 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, khi lưu thông trên đường, ôtô nói chung, xe điện nói riêng phải đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, kỹ thuật và bảo vệ môi trường gồm: Có đủ hệ thống hãm, hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; Vô lăng nằm bên trái của xe, không có trường hợp ngoại lệ; Có đủ hệ thống đèn gồm: đèn chiếu sáng gần và xa; đèn soi biển số; đèn báo hãm; đèn tín hiệu;
Bánh lốp đúng kích cỡ và tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất; Có đủ gương chiếu hậu và các trang, thiết bị bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; Kính chắn gió, kính cửa được làm từ vật liệu an toàn; Còi có âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật; Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang, thiết bị hỗ trợ bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường...
Khác với phương tiện sử dụng động cơ đốt trong có quy trình đốt cháy nhiên liệu tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường, ôtô điện sử dụng năng lượng điện nên sẽ được bỏ qua công đoạn kiểm tra hệ thống khí thải.
Trong trường hợp ô tô điện không đảm bảo những tiêu chuẩn trên sẽ không đủ được đăng kiểm.
Ô tô điện VF e34. (Ảnh: VF)
Quy định về đăng kiểm ô tô điện
Tương tự như quy định áp dụng với ôtô xăng, ôtô điện không tham gia vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ thực hiện đăng kiểm:
- Chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 30 tháng
- Từ lần thứ 2, chu kỳ rút ngắn còn 18 tháng
- Từ năm thứ 7 kể từ ngày sản xuất, chu kỳ đăng kiểm là 12 tháng
- Từ năm thứ 12, chu kỳ đăng kiểm còn 6 tháng
Quy trình đăng kiểm bao gồm:
- Nộp hồ sơ bao gồm: giấy tờ đăng ký xe hoặc giấy hẹn cấp giấy đăng ký, bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng.
- Khám xe với 5 công đoạn gồm: kiểm tra nhận dạng tổng quát; kiểm tra phần trên của phương tiện; kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang; kiểm tra môi trường; kiểm tra phần dưới của phương tiện.
Dán tem đăng kiểm: tem màu xanh dành cho xe không kinh doanh vận tải; tem màu vàng cam dành cho xe kinh doanh vận tải.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong trường hợp xe điện chưa được đăng kiểm hoặc quá hạn đăng kiểm nhưng vẫn lưu hành sẽ bị phạt hành chính từ 3 triệu đồng hoặc tạm giữ phương tiện trong 7 ngày trước khi ra quy định xử phạt.
Biển số ô tô điện phải do cơ quan có thẩm quyền cấp
Cũng giống như quy định áp dụng với ô tô sử dụng động cơ đốt trong, ô tô điện muốn tham gia giao thông phải đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp biển số. Nếu không có biển số, xe không được phép lưu thông, trừ trường hợp ô tô được cấp đăng ký tạm thời. Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời chỉ có thời hạn tối đa 30 ngày và bị giới hạn tuyến đường, phạm vi hoạt động.
Quy định về bằng lái ô tô điện
Sự khác biệt lớn nhất của ôtô điện so với các loại ôtô khác là sử dụng năng lượng điện để vận hành. Vì thế người điều khiển có thể sử dụng bằng lái xe hạng B1 trở lên, không cần sử dụng loại bằng riêng biệt khi lưu hành.
Điều kiện để cấp bằng lái xe gồm:
Công dân đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Hồ sơ xin giấy phép lái xe gồm: CMND/ CCCD; Giấy khám sức khỏe không vượt quá 3 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.
Trường hợp người điều khiển ôtô điện quên giấy phép lái xe sẽ bị phạt hành chính từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng, giống quy định áp dụng cho các dòng ôtô xăng, dầu. Còn nếu không có giấy phép lái xe, người điều khiển bị phạt tối đa tới 6 triệu đồng.
Quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với ô tô điện
Năm 2021, Chính phủ đã ban hành quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, trong đó có ôtô điện. Đây là một trong những loại giấy tờ quan trọng, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải đem theo khi tham gia giao thông.
Theo đó, mức phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với ôtô điện không kinh doanh vận tải dưới 6 chỗ là 437.000 đồng. Thời hạn bảo hiểm tối thiểu 1 năm, tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ.
Theo Lao động
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Trên kính chắn gió phía sau ô tô thường có những đường kẻ ngang song song nhau… tuy nhiên không phải người dùng ô tô nào cũng hiểu rõ chi tiết này.
Từ tháng 9.2023, người dùng ô tô có thể tra cứu xem ô tô có bị phạt nguội hay không thông qua ứng dụng (app) đặt lịch đăng kiểm vừa được Cục Đăng kiểm Việt Nam cập nhật, để tránh trường hợp mang ô tô đi đăng kiểm nhưng không được đăng kiểm do "dính" phạt nguội.
Từ ngày 1.3, lệ phí trước bạ sẽ được áp dụng theo quy định tại Nghị định 10/2022/NĐ-CP. Đối với ô tô xe máy, một số quy định mới về giá tính lệ phí trước bạ, hay lệ phí trước bạ đối với ô tô điện sẽ chính thức được áp dụng.
Thay lốp xe bị xẹp là điều mà hầu hết chủ sở hữu đều phải làm ít nhất một lần. Tuy nhiên, ô tô hiện đại thường đi kèm với lốp dự phòng loại nhỏ. Vì không giống như các bánh xe bình thường nên bạn sẽ phải đặc biệt chú ý khi lái.
Mức tiêu thụ nhiên liệu chính thức của Ford Ranger 2022 đã tăng lên, sau khi mất công nghệ tiết kiệm nhiên liệu trong bối cảnh thiếu hụt chất bán dẫn.
Với mức giá rất cao, chủ sở hữu phương tiện cần cẩn thận khi đi đổ xăng để tránh bị các trạm bơm "móc túi".
Tài khoản thu phí tự động không dừng (ETC) không đủ số tiền tối thiểu để qua trạm thu phí, tài xế sẽ bị phạt tiền đến 2 triệu đồng.