Kẹt chân ga là tình huống nguy hiểm khi xe đang di chuyển. Gặp trường hợp này, ô tô có thể mất lái, dẫn đến sự cố va chạm đáng tiếc. Vì vậy, dưới đây là những lưu ý để xử trí tình thế này.
Các bước xử lý khi xe bị kẹt chân ga
Bật đèn báo khẩn cấp: Khi gặp bất kỳ tình huống nguy hiểm hay mất kiểm soát nào, bước đầu tiên, tài xế cần bật đèn báo khẩn cấp để thông báo cho các phương tiện khác đang cùng lưu thông trên đường.
Dùng mũi chân phải nâng bàn đạp ga: Khi ô tô bị kẹt chân ga, hãy thử dùng mũi chân phải nâng bàn đạp ga lên. Điều này sẽ giúp người lái kiểm tra các vật dụng bị mắc kẹt phía dưới bàn đạp ga. Trong trường hợp lò xo hồi vị bàn đạp ga bị yếu, động tác này giúp nâng bàn đạp ga lên. Nếu nâng được, xe có dấu hiệu giảm tốc thì chú ý quan sát trước sau, từ từ đưa xe tấp vào lề mà không dùng bàn đạp ga nữa.
Chuyển cần số về N: Trong trường hợp chân ga vẫn kẹt cứng, tài xế ngay lập tức gạt cần số về N. Việc này giúp ngắt truyền động từ động cơ xuống bánh xe để ô tô trôi theo quán tính. Đối với ô tô hộp số sàn, người lái phải đạp chân côn hết hành trình trước khi chuyển cần số về N.
Đạp phanh: Sau khi chuyển số về N thì đạp phanh từ từ để giảm tốc độ, chú ý quan sát rồi đưa xe vào lề đường một cách an toàn.
Tắt máy và gọi cứu hộ: Khi xe đã dừng hẳn, tài xế phải gọi cứu hộ để kéo xe về các cửa hàng sửa chữa để kiểm tra. Chúng ta tuyệt đối không cố khởi động lại xe hay tự lái xe đi tìm chỗ sửa chữa, đề phòng tình huống kẹt chân ga tái diễn.
Những điều không được làm khi chân ga bị kẹt
Kéo phanh tay: Phanh tay chỉ có tác dụng hãm bánh sau, giúp cố định khi xe đang đứng yên. Nếu xe đang chạy tốc độ cao mà kéo phanh tay, hai bánh xe sau sẽ bị khoá đột ngột, có thể gây trượt, dẫn đến mất lái, thậm chí lật xe. Do đó, kể cả bị kẹt chân ga, tài xế tuyệt đối không được kéo phanh tay mà chỉ sử dụng chân phanh để giảm tốc.
Tắt động cơ khi xe đang chạy: Tắt động cơ khi kẹt chân ga có thể khiến tình thế trở nên trầm trọng hơn. Việc này không giúp giảm tốc độ xe chạy mà còn khiến xe lao nhanh hơn bởi phanh động cơ không hoạt động. Đồng thời, khi tắt động cơ, hệ thống trợ lực lái sẽ ngắt vận hành, vô lăng sẽ nặng hơn, dẫn đến khó khăn trong điều khiển phương tiện.
Theo Trần Đình - Tiền Phong
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì trường hợp xe máy mắc những lỗi dưới đây sẽ không bị xử phạt.
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Bộ Công an đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi để bảo đảm ứng dụng tài khoản định danh điện tử.
Mùa đông, ô tô cần được chăm sóc kỹ càng và thường xuyên bởi thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ xuống thấp làm xe hay gặp sự cố hơn. Cần lưu ý một số điểm sau khi chăm sóc ô tô vào mùa đông.
Bẻ hoặc trộm gương ô tô không chỉ khiến chủ xe bị tổn thất về tài sản mà còn tốn thời gian, chi phí để mang phương tiện đi lắp đặt mới. Do vậy, nắm rõ cách bảo vệ gương xe ô tô giúp chủ sở hữu bảo quản tài sản một cách hiệu quả.
Quên thay dầu nhớt động cơ ô tô không chỉ giảm hiệu năng vận hành mà còn gây hỏng các chi tiết máy và làm giảm tuổi thọ động cơ…
Thông thường khi dừng, đỗ xe, chủ xe phải sử dụng phanh tay để giữ cố định chiếc xe. Nhưng theo các chuyên gia không nên làm điều đó nếu phải để xe trong một khoảng thời gian dài.
Vì vấn đề biến đổi khí hậu, các nhà sản xuất ô tô đang chuyển đổi sang việc chế tạo xe điện nhằm giảm thiểu khí thải. Do đó, người tiêu dùng cần lưu ý những điều dưới đây để mua một chiếc EV phù hợp với nhu cầu sử dụng.