Đăng kiểm là thủ tục bắt buộc để kiểm tra mức độ đáp ứng tiêu chuẩn lưu thông của phương tiện. Trong đó, tiêu chuẩn đăng kiểm khí thải mới được Thủ tướng Chính phủ đề ra và áp dụng với mục đích bảo vệ môi trường. Do đó, chủ xe cần cập nhật thông tin thường xuyên để tiết kiệm thời gian và tránh trượt đăng kiểm khí thải.
Tiêu chuẩn đăng kiểm khí thải cho xe ô tô
Theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải, các xe sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu mới từ năm 2017 đều phải đạt tiêu chuẩn khí thải tương ứng mức Euro 4.
Thông tư 06/2021/TT-BGTVT cũng nêu rõ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 5 đối với ô tô. Cụ thể, từ ngày 1.1.2022, những loại xe ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước và nhập khẩu mới đều phải đạt tiêu chuẩn về phép thử và giới hạn chất gây ô nhiễm có trong khí thải ở mức 5.
Đây là tiêu chuẩn mức cao, tương ứng với mức Euro 5 trong quy định kỹ thuật của Ủy ban Kinh tế châu Âu, cũng như chỉ thị của Liên minh châu Âu về khí thải xe cơ giới sản xuất mới. Mức Euro 5 được dùng để kiểm soát và giảm thiểu lượng chất thải từ các loại xe, tuy nhiên đòi hỏi công nghệ cao hơn.
Những lý do phổ biến khiến xe ô tô bị trượt đăng kiểm khí thải
Từ những quy chuẩn nêu trên, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều lỗi khiến ô tô bị trượt đăng kiểm khí thải.
Kim phun nhiên liệu kém
Kim phun (hay còn gọi là béc phun) là bộ phận đầu ra cuối cùng trong hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ xe. Bộ phận này có tác dụng trong việc phun nhiên liệu vào buồng đốt xy lanh động cơ để tạo ra sự cháy.
Thực tế, nếu kim phun nhiên liệu bị hỏng hoặc hoạt động không ổn định thì động cơ sẽ xảy ra hiện tượng nổ máy không đều hoặc dễ chết máy. Nguyên nhân cơ bản là do tỉ lệ hòa trộn nghèo, hỗn hợp không khí ít hơn lượng nhiên liệu đầu vào.
Trong trường hợp có quá nhiều nhiên liệu không được đốt cháy trong một chu kỳ, xe ô tô sẽ tạo ra khí CO2 nhiều hơn mức thông thường. Điều này khiến lượng khí CO2 thoát ra ngoài cao hơn mức quy định tiêu chuẩn của các máy đo khí thải.
Chủ phương tiện có thể trượt đăng kiểm khí thải do không sửa chữa, bảo dưỡng xe thường xuyên. Ảnh: Nam Nguyễn
Cảm biến oxy kém
Cảm biến oxy trên xe hơi là thiết bị điện tử có tác dụng đo nồng độ oxy còn sót lại trong khí thải của động cơ và truyền về bộ điều khiển trung tâm (ECU). Sau đó, ECU sẽ tính toán và đưa ra phương án cân chỉnh nhiên liệu và lượng khí nhằm đảm bảo sự cháy đạt được hiệu quả.
Trong trường hợp bộ cảm biến oxy gặp vấn đề, hệ thống động cơ sẽ nhận biết và tự động giảm lượng nhiên liệu đưa vào xi lanh. Đồng thời, xe sẽ chuyển sang chế độ Limp Mode nhằm bảo vệ động cơ và hộp số.
Nắp bình xăng bị lỏng hoặc bị rò rỉ
Nắp bình xăng là chi tiết đóng vai trò quan trọng, giữ kín, bảo quản nhiên liệu nhằm đảm bảo xe hoạt động an toàn, ổn định. Việc người dùng quên không đóng nắp bình xăng có thể là nguyên nhân dẫn tới cháy nổ trong quá trình di chuyển hoặc gây ra những bệnh lý về đường hô hấp.
Để khắc phục vấn đề này, khách hàng cần lưu ý tiếng lách cách phát ra từ xe để đảm bảo nắp bình đã được vặn chặt. Đối với trường hợp nắp bình xăng siết chặt nhưng vẫn có vấn đề, chủ xe nên thử kiểm tra dấu hiệu của vết nứt hay vết rách không. Một trong những nguyên nhân có thể xảy ra là miếng đệm cao su xuống cấp khiến cho hơi nhiên liệu thoát ra bên ngoài.
Đèn Check Engine sáng
Đèn Check Engine là hệ thống đèn báo lỗi nằm trên cụm đồng hồ trung tâm. Đèn này thường bật sáng rồi tắt đi khi xe bắt đầu khởi động. Điều này chứng tỏ hệ thống đã được khởi động và đang trong tình trạng hoạt động bình thường.
Với trường hợp xe bị lỗi động cơ, đèn Check Engine sẽ liên tục phát sáng và nhấp nháy để cảnh báo người dùng. Trong quá trình đăng kiểm, nếu đèn Check Engine bật sáng thì xe ô tô của chủ phương tiện sẽ tự động trượt đăng kiểm khí thải.
Cách chăm sóc ô tô để không bị trượt đăng kiểm khí thải
Trên thực tế, nhiều ô tô không được chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ nên rơi vào tình trạng trượt khí thải theo quy chuẩn mới. Do đó, chủ xe cần phải lưu ý bảo dưỡng một số hạng mục cần thiết như dầu, nhớt, vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa…thường xuyên để đảm bảo không trượt đăng kiểm khí thải.
Người dùng cần vệ sinh các bộ phận của động cơ nhằm tránh han gỉ, giảm vụn kim loại trộn lẫn trong các loại dung dịch. Đặc biệt, khách hàng cần tuân thủ đúng thời gian bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo không bị trượt đăng kiểm khí thải.
Theo Lao Động
Ấn vào nút khởi động khi xe đang chạy là hành động bị các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không nên làm nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc.
Ngủ trong ô tô đôi khi có vẻ thuận tiện, nhưng có những rủi ro rất lớn đi kèm.
Khi di chuyển, nếu xe bị nóng máy, quá nhiệt trong thời gian dài có thể khiến cho động cơ bị hư hại, thậm chí gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Việc tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình huống động cơ ôtô quá nhiệt giúp người dùng phát hiện, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh.
Hệ thống điều hòa, lọc gió lâu ngày không được vệ sinh cùng với việc sàn xe, tấm lót sàn bị ẩm ướt, thức ăn đồ uống rơi trong xe lâu ngày… là những nguyên nhân gây nên mùi ẩm mốc trong khoang nội thất ô tô khi bước vào mùa mưa.
Nếu thấy gương ô tô bị mờ khi lái xe trời mưa hay có sương mù, cần xử lý ngay để tránh ảnh hưởng đến tầm nhìn, gây nguy hiểm.
Trường hợp ô tô bị phạt nguội, nếu chủ xe trễ hoặc quên nộp phạt tính từ ngày nhận quyết định, hoặc quá thời hạn thi hành được ghi trên quyết định... đều bị xử lý theo quy định.
Chỉ thay mỗi dầu nhớt sẽ không giúp chiếc xe chạy tốt. Bên cạnh đó, chỉ cần quên những thứ cần thiết sẽ khiến ô tô ở trong tiệm sửa chữa vài ngày thay vì lăn bánh trên đường.
Phần lớn người khi mua ô tô mới thường chọn xe màu trắng, tuy nhiên theo một kết quả khảo sát mới đây, đây không phải là màu sắc giúp xe giữ giá tốt nhất khi bán lại sau khoảng 3 năm sử dụng.
Để tránh bị phạt nguội thời gian khi lái xe về quê hay du xuân, người lái xe cần lưu ý 5 lỗi vi phạm giao thông thường gặp.
Để có một chuyến đi an toàn và vui vẻ dịp tết Nguyên đán, các chủ xe cần chú trọng bảo dưỡng các bộ phận này trên xe.