Bộ điều khiển ABS được ví như bộ não của hệ thống phanh ABS. Nếu bộ phận này gặp lỗi sẽ khiến hệ thống phanh ABS hoạt động không hiệu quả, có thể dẫn tới rủi ro về an toàn khi đang vận hành.
Hệ thống phanh ABS giờ đây đã trở thành tiêu chuẩn bắt buộc đối với các dòng xe du lịch nhờ tác dụng chống bó cứng phanh khi phanh đột ngột và giúp người điều khiển có thể vừa hãm phanh vừa đánh lái để tránh các chướng ngại vật trước mặt, giảm thiểu sự cố tai nạn không đáng có.
Sự khác biệt giữa xe có phanh ABS và không có phanh ABS là khả năng chuyển hướng xe khi phanh gấp.
Cấu tạo của hệ thống phanh ABS gồm có 4 bộ phận là cảm biến tốc độ, cảm biến giảm tốc, bộ chấp hành phanh và bộ điều khiển ABS. Trong đó, bộ điều khiển ABS được xem là "bộ não" trung tâm kiểm soát hệ thống phanh.
Bộ điều khiển ABS là gì?
Bộ điều khiển ABS là một bộ vi xử lý điện chịu trách nhiệm giám sát và vận hành hệ thống chống bó cứng phanh ABS của xe, bằng cách điều chỉnh áp suất thủy lực được phân bổ đến cụm phanh ở mỗi góc bánh xe tương ứng, giúp ngăn chặn tình trạng phanh bị bó cứng trong trường hợp xe dừng đột ngột hoặc khẩn cấp.
Mô-đun ABS thường được đặt ở bên trong khoang lái thường ở phía bên ghế phụ.
Bộ điều khiển ABS trên hầu hết các loại xe đều được đặt trong khoang động cơ và thông thường, chúng được bắt vít ở khu vực phía hành khách phía trước của khoang động cơ.
Tuy nhiên, giống như bất kỳ hệ thống điện tử nào, bộ điều khiển ABS thông thường cũng không tránh khỏi những hỏng hóc theo thời gian. Điều này càng làm tăng tầm quan trọng của việc có thể nhận biết các dấu hiệu khác nhau liên quan đến lỗi bộ điều khiển ABS.
Cách nhận biết bộ điều khiển ABS gặp vấn đề
Trao đổi với VietNamNet, kỹ sư Nguyễn Ngọc Thắng - Giám đốc trung tâm dịch vụ Auto i-Tech (Hà Nội) cho biết bộ điều khiển ABS về bản chất là rất khó hỏng và thường tồn tại suốt đời xe nhưng đôi khi chúng vẫn bị lỗi vì nhiều lý do.
Một trong những yếu tố chính là do va đập. Trong trường hợp tác động không phải là nguyên nhân gây ra lỗi bộ điều khiển ABS thì sự xâm nhập của nước, ăn mòn hoặc quá tải điện sẽ là thủ phạm chính.
Vì vậy, khi bộ điều khiển ABS bị lỗi, người dùng có thể phát hiện ra điều này bằng 3 dấu hiệu đơn giản như sau.
1. Đèn ABS bật sáng
Vì hệ thống phanh ABS của xe sẽ luôn tự kiểm tra sau mỗi lần khởi động nguồn điện trên xe nên các lỗi thích hợp sẽ được lưu trữ khá nhanh khi có phát sinh.
Đèn ABS bật sáng cảnh báo hệ thống phanh đang gặp vấn đề.
Sau khi lỗi loại này được lưu trữ, đèn cảnh báo ABS sẽ bật sáng trên bảng điều khiển của xe, từ đó cảnh báo người lái về vấn đề hiện tại.
2. Xảy ra tình trạng khoá phanh
Đôi khi, bộ điều khiển ABS có thể bị lỗi theo cách gây ra tình trạng phanh vô ý, nhiều trường hợp xảy ra một cách cực đoan khiến người điều khiển giật mình, chẳng hạn như phanh của xe bị bó cứng khi vận hành.
Điều đáng lo ngại hơn nữa là những trường hợp này thường không liên tục và xảy ra mà không có cảnh báo trong quá trình phanh thông thường.
3. Mất nhiều lực để phanh xe
Nếu người lái nhận thấy xe của mình đột nhiên cần phải dùng một lực đạp phanh mạnh hơn để dừng xe lại thì bộ điều khiển ABS của hệ thống phanh có thể đã đang gặp vấn đề.
Phải dùng nhiều lực hơn để phanh cho thấy mô-đun ABS đang có vấn đề.
Điều này thường xảy ra khi mạch khí nén cung cấp cho các bầu phanh đi qua bộ điều khiển ABS không thể điều chỉnh chính xác áp suất phanh thủy lực như trước đây.
Chi phí thay thế bộ điều khiển ABS có đắt không?
Mặc dù người dùng vẫn có thể lái một chiếc xe bị lỗi bộ điều khiển ABS nhưng chắc chắn chiếc xe đó sẽ không thể vận hành an toàn như thiết kế ban đầu. Thế nên, khi phát hiện bộ điều khiển ABS gặp lỗi, hãy đưa xe đến một gara ô tô để kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế chúng.
Chi phi thay thế mô-đun ABS thường dao động từ 15-20 triệu đồng dành cho những mẫu xe phổ thông.
Anh Thắng cho biết: "Chi phí thay thế bộ điều khiển ABS của xe có thể khác nhau đáng kể tùy theo kiểu dáng và thương hiệu. Với những xe phổ thông, chi phí thay thế một bộ mô-đun ABS mới sẽ dao động trong khoảng từ 15-20 triệu đồng, trong khi với những dòng xe cao cấp, chi phí này có thể lên tới 50-60 triệu đồng. Việc thay thế mô-đun ABS mất từ khoảng 1-2 tiếng tùy thuộc vào thiết kế của mỗi nhà sản xuất."
"Một số nhà sản xuất yêu cầu phải hoàn thành quy trình xả khí cho hệ thống phanh ABS sau khi thay thế mô-đun ABS. Điều này thường đòi hỏi phải sử dụng máy quét chẩn đoán chuyên nghiệp", vị kỹ sư này nói thêm.
Ngoài ra, anh cũng khuyên người dùng không nên tự mua về và thay thế bộ điều khiển ABS, điều này tốt nhất nên được các kỹ thuật viên sửa chữa có kinh nghiệm thực hiện.
Theo Vietnamnet
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì trường hợp xe máy mắc những lỗi dưới đây sẽ không bị xử phạt.
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Bộ Công an đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi để bảo đảm ứng dụng tài khoản định danh điện tử.
Một số mẹo vệ sinh ô tô đang lan truyền trên nền tảng TikTok có thể giúp bạn làm sạch nội thất xe nhưng về lâu dài sẽ gây hư hỏng thiết bị của ô tô.
Dầu nhớt có vai trò rất quan trọng với động cơ ô tô, giúp bôi trơn và làm mát các chi tiết bên trong động cơ.
Xe ô tô bồng bềnh, chòng chành mang đến cảm giác lái không yên tâm và kém an toàn, làm giảm trải nghiệm của người lái xe.
Nhiều người thắc mắc khi nhận biên bản phạt nguội mà chậm đóng có bị nộp lãi hay không?
Điều chỉnh gương chiếu hậu trong xe ô tô giúp người lái mở rộng tầm nhìn, hạn chế va chạm giao thông, dễ dàng xử lý các tình huống phát sinh trên đường.