Có những loại phụ kiện như chốt dây an toàn, đồ trang trí trên bảng táp-lô hay đệm ghế sau… khi được trang bị trên ô tô có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến an toàn của người dùng.
Hiện nay, có hàng trăm, hàng ngàn loại phụ tùng, phụ kiện ô tô đang được rao bán trên thị trường Việt Nam. Không còn phải cất công ra đến cửa hàng như trước đây, nhiều chủ xe hiện nay chỉ cần ngồi ở nhà, lướt điện thoại chọn mua phụ kiện ô tô trên các trang thương mại điện tử và hàng sẽ được giao tận tay để tự gắn vào xe của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những phụ kiện được cho là phù hợp, vẫn còn hàng trăm loại vật dụng, phụ kiện rao bán… có thể gây nguy hiểm cho người dùng khi trang bị trên ô tô. Thực tế, không ít người dùng ô tô thường "độ" xe một cách thiếu hiểu biết khi chọn mua những loại phụ kiện như chốt dây an toàn, đồ trang trí trên bảng táp-lô hay đệm ghế sau… để gắn trên ô tô chỉ để cho tiện và đẹp. Tuy nhiên, lại không lường trước được những nguy hiểm mà những loại phụ kiện này mang lại khi gắn trên ô tô. Dưới đây là 5 phụ kiện có thể gây nguy hiểm cho người dùng khi trang bị trên ô tô:
Chốt dây an toàn "giả"
Đây là loại phụ kiện những người dùng ô tô lười thắt dây an toàn thường chọn mua, gắn trên ô tô. Theo đó, để "đánh lừa" hệ thống cảnh báo thắt dây an toàn trên ô tô, nhiều chủ xe thường mua chốt thắt dây an toàn cắm vào ổ khóa chốt để hệ thống cảnh báo thắt dây an toàn không còn phát ra âm thanh cảnh báo. Để rồi, mỗi khi sử dụng xe không cần thắt dây an toàn ở mỗi vị trí ghế nhưng hệ thống cảnh báo thắt dây an toàn trên ô tô vẫn không đưa ra cảnh báo. Tuy nhiên, việc sử dụng phụ kiện này có thể gây mất an toàn cho người dùng ô tô, bởi trong một số trường hợp xảy ra va chạm, người ngồi trong xe sẽ gặp nguy hiểm, tăng khả năng chấn thương. Thậm chí trường hợp túi khí bung cũng dễ gây chấn thương cho người dùng. Vì vậy, hãy bỏ ngay phụ kiện này và tập thói quen đeo dây an toàn đúng cách mỗi khi ngồi trên xe ô tô.
Đồ trang trí, nước hoa đặt trên bảng táp-lô
Đây là trường hợp khá phổ biến của nhiều người dùng ô tô hiện nay. Để trang trí cho xe hay quan niệm phong thủy hoặc tạo mùi hương trên xe… không ít người dùng ô tô sẵn sàng chi tiền mua các phụ kiện như tượng gỗ, tượng đá hay cả lọ nước hoa để trên bảng táp-lô... mà không lường trước những nguy hiểm các đồ vật này có thể gây ra. Không chỉ gây cản trở tầm nhìn của người lái, các loại vật dụng, phụ kiện này nếu gắn không khéo có thể rơi ra gây vỡ kính chắn gió phía trước do lực quán tính khi xe tăng tốc hoặc gặp va chạm. Không những vậy, trong trường hợp được đặt lên phần bề mặt che túi khí bên ghế phụ, túi khí bung có thể làm những vật dụng này bắn vào người ngồi trong khoang lái, gây chấn thương.
Nút hỗ trợ xoay vô-lăng
Nhiều tài xế lái xe, đặc biệt là tài xế xe khách, xe tải… để tiện cho việc đánh lái và có thể đánh lái bằng một tay thường mua nút hỗ trợ xoay vô-lăng dạng núm tròn gắn trên vòng vô-lăng. Trong một số trường hợp cần đánh lái chỉ cần đặt tay đè, nắm nút này để xoay vô-lăng. Tuy nhiên, chi tiết này có thể gây vướng víu, nguy hiểm cho người dùng trong các tình huống xử lý.
Đệm gấp trải, treo trên ghế sau
Trên thị trường hiện nay xuất hiện một loại đệm trải trên hàng ghế sau, kèm dây treo vắt lên tựa lưng ghế trước giúp bề mặt đệm che phủ cả khu vực để chân của hàng ghế sau. Loại phụ kiện này được không ít người lựa chọn để gắn trong các chuyến đi đường dài để tạo không gian giúp người ngồi ở phía sau có thể nằm, duỗi chân. Tuy nhiên, tiện đâu chưa thấy nhưng việc gắn loại đệm này tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm cho người dùng. Bởi không chỉ khiến người ngồi ghế trước khó khăn trong việc điều chỉnh tựa lưng, việc bề mặt đệm phủ lên đệm ghế khiến cho người ngồi sau khó, thậm chí không thể thắt dây an toàn, tư thế ngồi không đúng. Do đó, rất dễ chấn thương khi xảy ra va chạm.
Giá kẹp điện thoại trên vô-lăng
Loại phụ kiện này thường được nhiều lái xe, đặc biệt là các tài xế lái xe công nghệ chọn mua để sử dụng. Theo đó, để có thể theo dõi thông tin hay bản đồ qua điện thoại, một số lái xe thường mua giá kẹp điện thoại gắn trên vô-lăng để vừa lái xe, vừa để tiện quan sát. Tuy nhiên, tiện mà nguy hiểm luôn rình rập. Bởi thứ nhất việc sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ khiến tài xế khó có thể duy trì sự tập trung. Thứ hai, giá kẹp điện thoại trên vô-lăng không chỉ làm che thông tin hiển thị trên màn hình mà còn gây vướng víu khi đánh lái, qua đó rất dễ dẫn đến tai nạn.
Theo Thanh Niên
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Nếu như với các đám cháy thông thường, chỉ cần cắt nguồn cung cấp oxy và hạ nhiệt là có thể kiểm soát được ngọn lửa, thì với xe điện dùng pin lithium-ion, phải dùng cách khác.
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Trên kính chắn gió phía sau ô tô thường có những đường kẻ ngang song song nhau… tuy nhiên không phải người dùng ô tô nào cũng hiểu rõ chi tiết này.
Sự cố kẹt chân ga xe ô tô khi đang di chuyển là "cơn ác mộng" của lái xe. Trong tình huống này, hoảng loạn dễ làm xe rơi vào trạng thái mất kiểm soát, lái xe cần bình tĩnh xử lý nhằm hạn chế tai nạn.
Trước đây, khi đăng ký ôtô, xe máy, người dân phải làm thủ tục theo địa chỉ thường trú, song hiện nay người dân có thể đăng ký theo địa chỉ tạm trú. Là điểm mới của Thông tư 24 vừa chính thức được áp dụng gần đây nên nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy trình thủ tục đăng ký xe theo địa chỉ tạm trú.
Trên xe ô tô, một số trường hợp vẫn có thể chở thêm 1-4 người so với số chỗ ngồi theo đăng ký xe mà vẫn không bị CSGT xử phạt.
Mua bán ô tô, xe máy nhưng không sang tên theo quy định mới có thể khiến người bán cũng như người mua gặp nhiều rủi ro và bị xử phạt hàng triệu đồng.
Nhiều người đặt câu hỏi bị mất xe từ nhiều năm trước, liệu có cơ hội tìm lại biển số cũ hay không?