Một kỹ sư cho rằng, việc chuyển cần số về N trước khi đạp phanh để dừng xe sẽ mang lại trải nghiệm dễ chịu và đỡ hại hộp số hơn, tuy nhiên nhiều tài liệu sử dụng xe lại cảnh báo không được làm như vậy.
Quan điểm của kỹ sư
“Xe ôtô sử dụng hộp số tự động thường có đặc điểm là khi để cần số ở vị trí D và máy đang nổ nhưng không đạp chân ga thì động cơ vẫn truyền công suất sang hộp số khá lớn, đủ để xe có thể di chuyển với tốc độ khoảng 20km/h trên đường bằng".
Như vậy, nếu chuyển cần số về vị trí N trước khi đạp phanh để dừng xe thì lực phanh sẽ nhỏ hơn, hệ thống phanh sẽ đỡ hại hơn, quãng đường phanh sẽ ngắn hơn, xe đỡ bị chúi đầu hơn, người ngồi trên xe sẽ dễ chịu hơn và hộp số cũng đỡ hại hơn…”, đây là chia sẻ trải nghiệm cá nhân trên Facebook của một kỹ sư từng có nhiều năm trong ngành ô tô và đang là chủ một garage.
Quan điểm này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều, trong đó không ít người phản đối vì cho rằng hành động như vậy sẽ làm quãng đường phanh dài hơn, có thể dẫn đến hỏng hộp số.
Kỹ sư này tiếp tục giải thích rằng: “Thực tế, nếu ai đã lái xe số sàn rồi thì đều biết rằng trước khi phanh thì đều phải đạp côn để ngắt truyền từ động cơ sang hộp số dù đang ở bất cứ vận tốc nào. Việc di chuyển cần số từ D về N với hộp số tự động nó tương tự như việc đạp côn trên xe sử dụng hộp số sàn”.
Trong phần bình luận, nick Tien Nguyen hỏi: “Xe đang di chuyển đã chuyển số từ D và N liệu có gây hại hộp số” thì nhận được câu trả lời rằng “không gây hại gì”.
Nhiều người phản bác
Bên cạnh một số ý kiến đồng tình, chia sẻ của kỹ sư trên đồng thời là chủ một garage ở Vĩnh Phúc, đã nhận được rất nhiều phản bác.
“Số sàn chả thấy ai bảo đạp côn rồi mới phanh cả. Phanh giảm tốc đến khi gần dừng hẳn mới đạp côn và nhấn phanh sâu cho xe dừng hẳn”, anh Thịnh, chủ một showroom ô tô cũ để lại bình luận dưới bài.
Anh Nguyễn Việt, chủ một garage ở Nguyễn Xiển (Hà Nội) cũng phản bác rằng: đi nhanh, cắt côn và phanh là vô cùng nguy hiểm với xe số sàn. Nếu áp dụng cách về N ở bất kỳ dải tốc độ nào trước khi phanh thì lại càng nguy hiểm hơn.
Tương tự, tài khoản Tuấn Linh góp ý: “Kỹ thuật phanh mà ngắt côn trước là rất nguy hiểm, chỉ áp dụng khi xe chạy tốc độ thấp sợ chết máy”. Một nick khác cho biết: “Chạy 60km/h, ngắt côn xe trôi quán tính cực nguy hiểm, kể cả thắng có ngon. Cách chạy hay là đạp thắng, dồn số theo dải tua máy phù hợp, xe chậm lại rất êm, không hại số, không hại thắng”.
Sách hướng dẫn nói gì?
“Sẽ xuất hiện tình huống nguy hiểm nếu ta chuyển số ra khỏi vị trí P hoặc N trong khi tốc độ động cơ lớn hơn tốc độ vòng quay tối thiểu của động cơ (garanti)”, trích đoạn trong sách hướng dẫn sử dụng của các xe Mercedes-Benz.
Mazda cũng khuyến cáo: Không được chạy xe với số N bất cứ khi nào vẫn còn lăn bánh, vì chức năng phanh động cơ sẽ mất tác dụng và làm hỏng hộp số.
Theo VnMedia: Khi chuyển số từ N sang D và ngược lại, hệ thống bơm thủy lực của hộp số tự động sẽ kích số hoặc nhả số, do đó nếu chuyển qua lại liên tục giữa 2 cấp số này sẽ làm giảm tuổi thọ hộp số. Thậm chí, nếu dừng xe trong khoảng thời gian ngắn thì nên đạp phanh và giữ cần số ở vị trí D chứ không nên về N.
Hộp số tự động trong ô tô thường xuyên bơm nhớt để bôi trơn các chi tiết trong hộp số, khi về số N thì hộp số sẽ tự động cắt bơm nhớt. Nếu xe bạn đang chạy mà về N, bơm nhớt sẽ không hoạt động, trong khi các thành phần khác vẫn hoạt động liên tục ở cường độ cao, điều này sẽ gây nóng và cháy các lá ly hợp dẫn đến hư hỏng hộp số.
Việc về số N khi xe đang chạy cũng sẽ làm vô hiệu hóa các hệ thống an toàn điện tử, ví dụ như hệ thống cân bằng điện tử ESP, như vậy sẽ phần nào làm giảm mức độ an toàn khi xe vào cua và dễ dẫn đến mất lái.
Theo Dân Trí
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Nếu như với các đám cháy thông thường, chỉ cần cắt nguồn cung cấp oxy và hạ nhiệt là có thể kiểm soát được ngọn lửa, thì với xe điện dùng pin lithium-ion, phải dùng cách khác.
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Trên kính chắn gió phía sau ô tô thường có những đường kẻ ngang song song nhau… tuy nhiên không phải người dùng ô tô nào cũng hiểu rõ chi tiết này.
Bỏ chạy khi cảnh sát giao thông dừng xe là hành vi coi thường pháp luật vậy hành vi này bị xử lý thế nào? dưới đây là thông tin giải đáp.
Có những loại phụ kiện như chốt dây an toàn, đồ trang trí trên bảng táp-lô hay đệm ghế sau… khi được trang bị trên ô tô có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến an toàn của người dùng.
Sự cố kẹt chân ga xe ô tô khi đang di chuyển là "cơn ác mộng" của lái xe. Trong tình huống này, hoảng loạn dễ làm xe rơi vào trạng thái mất kiểm soát, lái xe cần bình tĩnh xử lý nhằm hạn chế tai nạn.
Trước đây, khi đăng ký ôtô, xe máy, người dân phải làm thủ tục theo địa chỉ thường trú, song hiện nay người dân có thể đăng ký theo địa chỉ tạm trú. Là điểm mới của Thông tư 24 vừa chính thức được áp dụng gần đây nên nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy trình thủ tục đăng ký xe theo địa chỉ tạm trú.
Trên xe ô tô, một số trường hợp vẫn có thể chở thêm 1-4 người so với số chỗ ngồi theo đăng ký xe mà vẫn không bị CSGT xử phạt.