Khi mua xe thì nếu xe chưa về kịp do hết hàng thì nhân viên bán xe sẽ đề xuất khách hàng đặt cọc để nhằm xác nhận mua xe. Và khi có xe thì khách hàng sẽ trả nốt số tiền còn lại, đại lý sẽ tiến hành giao xe để hoàn thành giao dịch. Ý nghĩa của việc đặt cọc theo Điều 328 – Bộ luật Dân sự 2015 là nhằm "đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng".
Theo Điều 328 - Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã ghi rõ: "Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác".
Do đó trường hợp nếu hợp đồng đặt cọc mua xe ô tô được lập theo đúng luật thì bạn có quyền yêu cầu đại lý trả lại số tiền gấp đôi tiền cọc, mà bạn đã đưa trước đó khi họ đột ngột hủy cọc.
Và trường hợp đặt cọc mua xe ô tô có lấy lại được không? Trường hợp bạn đột nhiên hủy hợp đồng không lý do thì bạn sẽ không lấy lại được tiền cọc.
Ví dụ bạn đặt cọc 50 triệu để mua ô tô, nếu bạn đơn phương hủy hợp đồng thì sẽ bị mất luôn tiền cọc. Ngược lại nếu đại lý hủy hợp đồng trước thì họ sẽ phải trả lại cho bạn 100 triệu tiền cọc.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay hầu hết đại lý đều không áp dụng quy tắc đặt cọc này khi xây dựng hợp đồng để tránh việc bồi thường khi không có xe để bán. Nhiều đại lý khi không có xe để giao họ chỉ giải quyết đơn giản là trả lại số tiền khách đã cọc mà không có khoản bồi thường nào. Điều này gây bất lợi cho bên mua hàng.
Vì vậy nên Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ để tránh mất quyền lợi trong hợp đồng đặt cọc mua xe. Nên đọc kỹ các điều khoản, nếu phát hiện bên đại lý không đưa điều khoản đền bù gấp đôi số tiền cọc thì hãy hỏi rõ để được giải quyết. Ít nhất nếu đại lý chỉ cần trả đúng tiền cọc khi họ hủy hợp đồng, thì khi bạn đơn phương hủy hợp đồng cũng phải được trả lại đầy đủ tiền cọc.
Nhiều trường hợp khách hàng đã đặt cọc mua xe với giá tiền quy định trước đó, nhưng bên đại lý lại tăng giá xe ô tô đột ngột, và đưa ra cho khách hàng 2 sự lựa chọn là tự nguyện rút lại tiền cọc hoặc chấp nhận bỏ ra số tiền cao hơn để mua chiếc ô tô mà mình đã chọn trước đó. Điều này khiến khá nhiều khách hàng ấm ức.
Theo Điều 16 - Luật Bảo vệ người tiêu dùng quy định các doanh nghiệp kinh doanh không có quyền hạn quy định đối với các hợp đồng theo mẫu. Khi muốn thay đổi giá thì phải nêu rõ các điều khoản chung với nội dung: Cho phép tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa hoặc thời điểm cung ứng dịch vụ.
Do đó trước ký hợp đồng, khách hàng cần phải hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng, khi thấy có điều khoản với nội dung cho phép đại lý điều chỉnh giá bán tại thời điểm giao xe thì người mua nên yêu cầu loại bỏ điều khoản này ra khỏi hợp đồng.
Cục Đăng kiểm Việt Nam khuyến cáo các chủ xe, doanh nghiệp, để giảm thời gian, không phải kiểm định nhiều lần, người dân nên chủ động kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện trước khi đi kiểm định.
Khi sử dụng cả hai chân, tài xế sẽ rất dễ nhầm lẫn chân nào phanh, chân nào ga khi gặp tình huống nguy hiểm.
Nếu dừng đèn đỏ mà vượt quá vạch giới hạn, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt hành chính và liệu CSGT có cần chứng minh hình ảnh?
Vì vấn đề biến đổi khí hậu, các nhà sản xuất ô tô đang chuyển đổi sang việc chế tạo xe điện nhằm giảm thiểu khí thải. Do đó, người tiêu dùng cần lưu ý những điều dưới đây để mua một chiếc EV phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Trong 6 trường hợp sau đây, chủ xe phải thực hiện cấp đổi biển số xe.