Có khá nhiều chủ xe lựa chọn các phụ tùng rẻ tiền khi thay thế các phụ tùng trong xe, họ chỉ quan tâm đến việc sử dụng được là được mà không quan tâm đến chất lượng và độ bền cả chúng. Tuy nhiên điều này tiềm ẩn khá nhiều nguyên nhân gây cháy nổ trên xe ô tô. Như dây điện, tấm xốp, vách ngăn... nếu thường xuyên thay thế bằng vật liệu không chuyên dụng, sẽ có khả năng bắt lửa cao, dễ gây cháy nổ. Vì vậy khi thay thế phụ tùng ô tô nên lựa chọn hàng chính hãng, cần biết phân biệt thật giả, tuyệt đối không nên mua phụ tùng trôi nổi, giá rẻ...
Lỗi từ hãng sản xuất là một trong những lý do hy hữu có thể gây sự cố cháy nổ trên ô tô. Ví dụ như: lớp vỏ cách điện dây dẫn bị mòn, đầu nối ống dẫn bị hở, bình xăng không đủ kín...
Ống xả có vai trò quan trọng trong việc xử lý khí thải của xe. Khi ống xả bị hở hoặc bị mòn theo thời gian, khí thải nóng sẽ lọt vào một số vật dễ bắt lửa đang bám vào gầm xe như túi nilon, rơm, giấy, vật liệu cách âm… Và để hạn chế quá trình ăn mòn ống xả ô tô thì đừng nên rửa xe khi ống xả còn nóng.
Rò rỉ nhiên liệu là nguyên nhân có thể gặp phải gây cháy nổ trên xe ô tô và có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi này. Xăng có thể dễ dàng bốc cháy khi có tia lửa chỉ ở nhiệt độ 7,2 độ C. Ngay khi phát hiện ra xe ô tô có dấu hiệu rò rỉ nhiên liệu, chủ xe nên mang xe đi kiểm tra và sửa chữa ngay, để tránh tình trạng này xảy ra lâu dài, vừa dễ gây cháy nổ vừa tốn nhiên liệu.
Động cơ quá nóng không thể tự bóng cháy được, nhưng các vòng đệm bằng cao su hoặc nhựa dẻo có thể bị hỏng, làm những chất lỏng trong động cơ như nhiên liệu, chất làm mát, dầu nhờn có thể thoát ra ngoài. Những chất lỏng này rơi xuống những bộ phận nóng khác như ống thoát khí, nó có thể bốc cháy.
Nếu hệ thống lái gặp phải sự cố, dầu trợ lực sẽ bị bắn ra cổ gom khí thải. Do nhiệt độ khí thải ra bên trong rất cao (khoảng 600 - 700 độ C) khiến dầu trợ lực có thể bị cháy. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho xe bị cháy nổ.
Bộ chuyển đối chất xúc tác là bộ phận nóng nhất vì tại đây diễn ra phản ứng đốt cháy Co và nhiên liệu chưa cháy hết ra môi trường. Thường bộ chuyển đổi xúc tác thường chỉ nóng từ 648.9 độ đến 871.1 độ, nhưng khi hoạt động không hiệu quả có thể tăng lên 1093.3 độ, điều này không chỉ làm cho bộ chuyển đổi xúc tác nhanh hỏng mà còn làm cho những bộ phận cách nhiệt xung quanh cháy và lan ra các bộ phận khác.
Quá tải hệ thống điện, công suất điện là nguyên nhân chủ chốt khiến nhiều xe ô tô bị bốc cháy, nhiều chủ xe lắp thêm các thiết bị điện không có trong thiết kế của xe như đèn, loa, LCD… dẫn đến tình trạng quá tải công suất điện, làm cho hệ thống điện không thể kham nổi gây ra cháy nổ.
Lười bảo dưỡng ô tô là lỗi chủ quan khiến chiếc xe của bạn có thể tiềm ẩn nguy cơ gây khả năng cháy nổ cao. Việc không bảo dưỡng định kỳ sẽ khiến động cơ khoang máy có nhiệt độ cao hơn khi xe phải vận hành liên tục, điều này dẫn đến khả năng cháy nổ cao hơn. Và việc bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp phát hiện những hư hỏng kịp thời sửa chữa.
Nếu như với các đám cháy thông thường, chỉ cần cắt nguồn cung cấp oxy và hạ nhiệt là có thể kiểm soát được ngọn lửa, thì với xe điện dùng pin lithium-ion, phải dùng cách khác.
Một số mẹo vệ sinh ô tô đang lan truyền trên nền tảng TikTok có thể giúp bạn làm sạch nội thất xe nhưng về lâu dài sẽ gây hư hỏng thiết bị của ô tô.
Dầu nhớt có vai trò rất quan trọng với động cơ ô tô, giúp bôi trơn và làm mát các chi tiết bên trong động cơ.
Xe ô tô bồng bềnh, chòng chành mang đến cảm giác lái không yên tâm và kém an toàn, làm giảm trải nghiệm của người lái xe.
Nhiều người thắc mắc khi nhận biên bản phạt nguội mà chậm đóng có bị nộp lãi hay không?