Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền dừng phương tiện trong bốn trường hợp, việc dừng phải đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Người điều khiển cần nắm được các trường hợp CSGT được dừng xe ô tô để đảm bảo quyền lợi và cư xử đúng luật.
Việc dừng xe phải đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp CSGT được dừng xe ô tô
Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định, chỉ có 4 trường hợp CSGT được dừng xe ô tô, đó là:
Phát hiện hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác thông qua giám sát trực tiếp hoặc các phương tiện, thiết bị kỹ thuật hỗ trợ.
Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra hoặc văn bản đề nghị của các cơ quan chức năng liên quan về việc dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, phục vụ, hỗ trợ công tác đảm bảo an ninh, trật tự, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Đặc biệt chú ý, các văn bản đề nghị phải ghi rõ thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dùng để kiểm soát, xử lý và lực lượng tham gia phối hợp thực hiện.
Nhận được tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy, nếu không thuộc một trong các trường hợp trên mà tự ý yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để kiểm tra là hành vi vi phạm pháp luật. Lúc này, người điều khiển phương tiện hoàn toàn có quyền khiếu nại CSGT để bảo vệ quyền lợi của mình.
CSGT dừng xe ô tô phải có yêu cầu gì?
Theo quy định tại khoản 2 - Điều 16 - Nghị định 65/2020/TT-BCA, việc CSGT dừng xe ô tô phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu:
Quá trình dừng xe phải đảm bảo an toàn, theo đúng quy định của pháp luật, không gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thông. Khi đã cho dừng phương tiện, CSGT phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Khi dừng xe ô tô, CSGT phải đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an.
Đồng thời, lực lượng CSGT cần bố trí người làm nhiệm vụ hướng dẫn, điều tiết giao thông, nhằm đảm bảo hoạt động giao thông diễn ra bình thường, an toàn.
Khi dừng phương tiện giao thông trên đường cao tốc để xử lý vi phạm, CSGT chỉ được thực hiện tại các vị trí khu vực trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc.
Ngoài ra, khi tuần tra, kiểm soát cơ động, CSGT được phép dừng ô tô ở làn dừng phương tiện khẩn cấp để xử lý vi phạm trong các trường hợp như:
Phát hiện hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm ngay lập tức.
Phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm theo văn bản được ban hành.
Nhận được tố giác về hành vi vi phạm luật của người và ô tô đang lưu thông trên cao tốc.
Phát hiện ô tô dừng, đỗ không đúng điểm quy định trên đường cao tốc.
Đối với những trường hợp này, CSGT cần giải quyết chính xác và nhanh chóng thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay để đảm bảo trật tự.
Mức phạt với hành vi bỏ chạy khi CSGT dừng xe
Căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ 2008, trường hợp chủ xe bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe đều được coi là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của tình huống và loại phương tiện mà người điều khiển sử dụng.
Cụ thể, các mức phạt đối với hành vi người điều khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của CSGT như sau:
Phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng từ 01 đến 03 tháng hoặc 02 đến 04 tháng đối với hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông.
Thực tế, lo sợ bị phạt khi bị thổi còi, nhiều chủ phương tiện đã không dừng xe theo yêu cầu của CSGT thậm chí quay xe bỏ chạy. Đây là hành vi không chấp hành hiệu lệnh, trốn tránh sự kiểm tra và xử lý của CSGT, bị coi là hành vi chống người thi hành công vụ. Đối với người điều khiển ô tô, tùy mức độ và tính chất của vi phạm sẽ nhận mức xử phạt hành chính theo quy định.
Theo Lao Động
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì trường hợp xe máy mắc những lỗi dưới đây sẽ không bị xử phạt.
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Bộ Công an đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi để bảo đảm ứng dụng tài khoản định danh điện tử.
Kẹt chân ga là tình huống nguy hiểm khi xe đang di chuyển. Gặp trường hợp này, ô tô có thể mất lái, dẫn đến sự cố va chạm đáng tiếc. Vì vậy, dưới đây là những lưu ý để xử trí tình thế này.
Mùa đông, ô tô cần được chăm sóc kỹ càng và thường xuyên bởi thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ xuống thấp làm xe hay gặp sự cố hơn. Cần lưu ý một số điểm sau khi chăm sóc ô tô vào mùa đông.
Bẻ hoặc trộm gương ô tô không chỉ khiến chủ xe bị tổn thất về tài sản mà còn tốn thời gian, chi phí để mang phương tiện đi lắp đặt mới. Do vậy, nắm rõ cách bảo vệ gương xe ô tô giúp chủ sở hữu bảo quản tài sản một cách hiệu quả.
Quên thay dầu nhớt động cơ ô tô không chỉ giảm hiệu năng vận hành mà còn gây hỏng các chi tiết máy và làm giảm tuổi thọ động cơ…
Thông thường khi dừng, đỗ xe, chủ xe phải sử dụng phanh tay để giữ cố định chiếc xe. Nhưng theo các chuyên gia không nên làm điều đó nếu phải để xe trong một khoảng thời gian dài.