Nghị định 100 tăng nặng mức phạt đối với các lỗi có liên quan đến nồng độ cồn
Người đi xe đạp, xe đạp điện nếu sử dụng rượu, bia cũng sẽ bị phạt ở mức cao nhất từ 400.000 đồng - 600.000 đồng.
Đối với người điều khiển xe máy cũng bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng đối với người có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng.
Theo đó, người điều khiển ô tô có nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/lít khí thở, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
>> Xem cụ thể mức phạt nồng độ cồn tại: Cụ thể mức phạt nồng độ cồn với người lái xe ô tô, xe máy, xe đạp
Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông là một trong những lỗi thường gặp khi tham gia giao thông, và theo Nghị định số 100 chính phủ đã tăng mức phạt đối với hành vi này
Đồng thời, người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng, trước đây không bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.
Trong thời gian qua có hàng loạt trường hợp tài xế chạy lùi xe trên cao tốc với mức phạt theo Nghị định 46/2016 chỉ phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và tước giấy phép lái xe bốn tháng, nhiều ý kiến cho rằng mức phạt này là quá nhẹ, chưa tương xứng với tính chất nguy hiểm mà hành vi gây ra.
Và vấn đề trên đã được giải quyết tại nghị định 100/2019, nếu điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 và bị tước giấy phép lái xe bảy tháng (trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ) mức phạt tăng gấp hơn gấp 10 lần so với trước đây.
Xem ngay: Từ 1/7, nhiều dòng xe bán tải, xe tải bị cấm vào phố theo giờ
Lỗi không thắt dây an toàn là một trong những lỗi phổ biến và thường gặp nhất và tại Nghị định 100 thì cả người điều khiển xe ô tô và cả người ngồi trên xe (tại vị trí có trang bị dây an toàn) mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng - 1 triệu đồng thay vì mức phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng như trước đây.
Phạt 300.000 - 500.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (Tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy. Trước đây tại Nghị định 46/2016 không quy định.
Quy định mới chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu 2020? Đối với lỗi quá tốc độ theo nghị định số 100/2019 có thể bị phạt tiền lên đến 12 triệu đồng cụ thể như sau:
*Đối với xe ô tô:
* Đối với xe máy:
Dùng điện thoại khi lái xe bị phạt bao nhiêu 2020? Theo nghị định 100/2019 mức phạt với người điều khiển xe mà sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh. Cụ thể:
- Với ô tô: Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 600.000 - 800.000 đồng);
- Với xe máy: Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh trừ thiết bị trợ thính thì bị phạt tiền từ 600.000 - 01 triệu đồng, tăng gấp 05 lần so với trước đây (trước đây chỉ phạt từ 100.000 - 200.000 đồng);
- Với xe đạp, xe đạp máy kể cả xe đạp điện: Sử dụng ô (dù), điện thoại di động, chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù) bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng (trước đây là 50.000 - 60.000 đồng);
Và dưới đây là tổng hợp các mức phạt mới theo Nghị định 100 có hiệu lực từ 1/1/2020
Lỗi |
Mức phạt tại Nghị định 100 |
Mức phạt tại Nghị định 46 |
Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường (trừ một số trường hợp) |
200.000 - 400.000 đồng |
100.000 - 200.000 đồng |
Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định |
400.000 - 600.000 đồng |
300.000 đồng - 400.000 đồng |
Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe |
800.000 - 1.000.000 đồng |
100.000 - 200.000 đồng |
Chở người trên xe không thắt dây an toàn khi xe đang chạy |
||
Bấm còi, rú ga liên tục, sử dụng đèn chiếu xa trong khu dân cư (trừ xe ưu tiên) |
800.000 - 1.000.000 đồng |
600.000 - 800.000 đồng |
Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe |
1.000.000 - 2.000.000 đồng |
600.000 - 800.000 đồng |
Lái xe không đủ điều kiện để thu phí tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức tự động không dừng tại các trạm thu phí |
1.000.000 - 2.000.000 đồng |
Chưa quy định |
Vượt đèn đỏ, đèn vàng |
3.000.000 - 5.000.000 đồng (tước Bằng 01 - 03 tháng) |
1.200.000 - 2.000.000 đồng |
Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT |
||
Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định |
16.000.000 - 18.000.000 đồng (tước GPLX 7 tháng) |
800.000 đồng - 1.200.000 đồng (tước GPLX 4 tháng) |
Chạy quá tốc độ từ 05 - 10km |
800.000 - 1.000.000 đồng |
600.000 - 800.000 đồng |
Chạy quá tốc độ từ 10 - 20km |
3.000.000 - 5.000.000 đồng (tước Bằng 01 - 03 tháng) |
2.000.000 - 3.000.000 đồng |
Chạy quá tốc độ từ 20 - 35km |
6.000.000 – 8.000.000 triệu đồng (tước Bằng từ 02 - 04 tháng) |
5.000.000 – 6.000.000 đồng (tước Bằng từ 01 - 03 tháng) |
Chạy quá tốc độ từ 35km trở lên |
10 - 12 triệu đồng (tước Bằng từ 02 - 04 tháng |
7.000.000 - 8.000.000 đồng (tước Bằng từ 02 - 04 tháng) |
Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở; |
6.000.000 - 8.000.000 đồng (tước Bằng từ 10 - 12 tháng) |
2.000.000 - 3.000.000 đồng (tước Bằng từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông) |
Nồng độ cồn vượt quá 50 mgđến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1l khí thở |
16.000.000 - 18.000.0000 đồng (tước Bằng 16 - 18 tháng) |
7.000.000 - 8.000.000 đồng (tước Bằng 03 - 05 tháng) |
Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 l khí thở; |
30 - 40 triệu đồng (tước Bằng 22 - 24 tháng) |
16 - 18 triệu đồng (tước Bằng 04 - 06 tháng) |
Lỗi |
Mức phạt tại Nghị định 100/2019 |
Mức phạt tại Nghị định 46/2016 |
Không xi nhan khi chuyển làn |
100.000 - 200.000 đồng |
80.000 - 100.000 đồng |
Không xi nhan khi chuyển hướng |
400.000 - 600.000 đồng |
300.000 - 400.000 đồng |
Chở theo 02 người |
200.000 - 300.000 đồng |
100.000 - 200.000 đồng |
Chở theo 03 người |
400.000 - 600.000 đồng (tước Bằng từ 01 - 03 tháng) |
300.000 - 400.000 đồng |
Không xi nhan, còi khi vượt trước |
100.000 - 200.000 đồng |
60.000 - 80.000 đồng |
Dùng điện thoại, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) |
600.000 - 01 triệu đồng (tước Bằng từ 01 - 03 tháng) |
100.000 - 200.000 đồng |
Vượt đèn đỏ, đèn vàng |
600.000 - 01 triệu đồng (tước Bằng từ 01 - 03 tháng) |
300.000 - 400.000 đồng |
Sai làn |
400.000 - 600.000 đồng |
300.000 - 400.000 đồng |
Đi ngược chiều |
01 - 02 triệu đồng |
300.000 - 400.000 đồng |
Đi vào đường cấm |
400.000 - 600.000 đồng |
300.000 - 400.000 đồng |
Không gương chiếu hậu |
100.000 - 200.000 đồng |
80.000 - 100.000 đồng |
Không mang Bằng |
100.000 - 200.000 đồng |
80.000 - 100.000 đồng |
Không có Bằng |
800.000 đồng - 1.2 triệu đồng |
800.000 đồng - 1.2 triệu đồng |
Không mang đăng ký xe |
100.000 - 200.000 đồng |
80.000 - 120.000 đồng |
Không có đăng ký xe |
300.000 - 400.000 đồng |
300.000 - 400.000 đồng |
Không có bảo hiểm |
100.000 - 200.000 đồng |
80.000 - 120.000 đồng |
Không đội mũ bảo hiểm |
200.000 - 300.000 đồng |
100.000 - 200.000 đồng |
Vượt phải |
400.000 - 600.000 đồng |
300.000 - 400.000 đồng |
Dừng, đỗ không đúng nơi quy định |
200.000 - 300.000 đồng |
100.000 - 200.000 đồng |
Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc dưới 0.25 mg/1 lít khí thở |
02 - 03 triệu đồng (tước Bằng từ 10 - 12 tháng) |
Không phạt |
Nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.25 đến 0.4 mg/1 lít khí thở |
04 - 05 triệu đồng (tước Bằng từ 16 - 18 tháng)
|
01 - 02 triệu đồng |
Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.4 mg/1 lít khí thở |
06 - 08 triệu đồng (tước Bằng từ 22 - 24 tháng) |
03 - 04 triệu đồng |
Chạy quá tốc độ quy định từ 05 đến dưới 10 km/h |
200.000 - 300.000 đồng |
100.000 - 200.000 đồng |
Chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến 20 km/h |
600.000 đồng - 01 triệu đồng |
500.000 đồng - 01 triệu đồng |
Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h |
04 - 05 triệu đồng (tước Bằng từ 02 - 04 tháng) |
03 - 04 triệu đồng |
Gần đây nhiều người hoang mang khi nghe thông tin người ăn vài quả vải hoặc uống siro ho khi thổi vào máy đo nồng độ cồn cũng báo "có cồn".
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, khi ăn một số loại quả như vải vào dạ dày một thời gian, lượng cồn trong quả vải rất nhỏ, không đủ để hấp thụ vào trong máu, chuyển hóa qua phổi, khiến cho hơi thở có cồn. Chính vì vậy, dù ăn ít hay nhiều thì máy đo vẫn báo nồng độ cồn trong khoang miệng sau khi ăn vải.
“Không riêng gì vải mà nhiều loại trái cây khác như: nho, sầu riêng, dứa, táo, chuối, xoài, Socola... thậm chí là một số loại siro ho hay thuốc uống khi lên men, dung dịch sát trùng, viên sát trùng miệng, họng, ... ai ăn vào cũng xảy ra hiện tượng trên.
Chúng ta để ý vị giác cũng có thể nhận ra, bởi những loại quả trên khi để lâu ngoài môi trường sẽ có mùi cồn đặc trưng, thậm chí qua thời gian dài tiếp tục được chuyển hóa sang dạng axit nên có mùi chua”, PGS Thịnh nói.
Như vậy, chiếu vào quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia thì những người ăn vải, uống thuốc ho khi tham gia giao thông cũng có thể phạm luật.
Bác sĩ Nguyên chia sẻ: "Chúng ta lưu ý rằng nếu không may ăn phải những đồ ăn thức uống có ethanol thì ít nhất nên đợi 15- 30 phút mới tham gia giao thông, vì nếu không may kiểm tra sẽ có một chút ethanol trong hơi thở, thì sẽ rườm rà hơn một chút"
Về phương pháp "giải" loại ethanol trong hoa quả thì Phó Giáo sư Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, cồn hoa quả hay cồn rượu bia cùng là một loại cồn, kể cả là ít hay nhiều. Do vậy, khi tham gia giao thông, tốt nhất là các lái xe nên tránh ăn nhiều các sản phẩm này, hoặc sau khi ăn xong nên súc miệng kỹ, ngồi nghỉ 30 - 60 phút để lượng cồn bay hết trước khi lưu thông trên đường.
Trước quy định mới với hình phạt mạnh đối với lỗi nồng độ cồn thì cũng có khá nhiều người thắc mắc sau khi uống rượu bao lâu thì không còn nồng độ cồn trong máu và sau bao lâu khi uống rượu bia có thể tham gia giao thông mà không bị phạt?
Theo bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), trong Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia chia sẻ: không có con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là uống rượu bia sau bao lâu mới được lái xe, hay sau bao lâu uống rượu bia thì hết nồng độ cồn trong cơ thể. Quá trình này phụ thuộc vào lượng rượu, bia người đó uống và đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân. Từ đó mới có chỉ số nhất định sau bao lâu mới hết nồng độ cồn trong máu.
Đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường thì thông thường sau 1 giờ, gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn. Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ 1-2 giờ nữa.
Do đó, nếu một người khỏe mạnh, không có bệnh gì thì khi uống 1 đơn vị cơ thể phải mất từ 2-3 giờ mới hết nồng độ cồn trong cơ thể.
Với những người có chức năng gan suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn thì sẽ mất thời gian lâu hơn.
Một đơn vị cồn tương đương với 2/3 chai, lon bia 330 ml (5%); một ly rượu vang 100 ml (13,5%); một cốc bia hơi 330 ml hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).
"Tốt nhất là không nên uống rượu bia. Nếu có uống, bạn nên hạn chế ở mức nguy cơ thấp. Nam giới khỏe mạnh không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ giới khỏe mạnh không quá một đơn vị cồn mỗi ngày và uống dưới 5 ngày/tuần. Với mức uống như vậy phải mất ít nhất 4 giờ mới có thể lái được xe"- Bà Trang nói.
Về vấn đề này, Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai nêu rõ, ethanol hay rượu thông thường cơ bản là 1 chất độc. Ethanol hay rượu gây tổn thương não, đặc biệt là hệ thần kinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt, đối với người trẻ, nếu uống với lượng lớn, lạm dụng thì sẽ rất dễ bị ngộ độc.
BS Nguyên cho rằng, thời gian từ lúc uống rượu đến khi có xét nghiệm âm tính (không còn nồng độ cồn trong máu, hơi thở) khi kiểm tra thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: lượng rượu, nồng độ rượu, thời gian uống kéo dài, uống lúc đói... Ngoài ra, còn phụ thuộc vào cơ thể, tình trạng bệnh lý, bởi có người uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở vẫn còn.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như những người xung quanh, bác sĩ Nguyên khuyến cáo, người dân không nên sử dụng rượu bia, hạn chế tối đa số lần uống rượu, bia cũng như lượng rượu mỗi lần sử dụng.
#NghiDinh100 #MucPhatViPhamGiaoThong #LoiViPhamGiaoThong #MucPhatViPhamGiaoThongMoi
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì trường hợp xe máy mắc những lỗi dưới đây sẽ không bị xử phạt.
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Bộ Công an đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi để bảo đảm ứng dụng tài khoản định danh điện tử.