Căn cước công dân (CCCD) gắn chip tích hợp giấy phép lái xe chỉ giúp giảm thủ tục hành chính như cấp đổi, cấp mới, cấp lại chứ không thể thay thế chức năng của giấy phép lái xe (GPLX) thông thường.
GPLX được tích hợp vào CCCD sẽ giảm một số thủ tục hành chính và một số bước trung gian gây phiền hà cho người dân như thủ tục liên tục liên quan đến cấp đổi, cấp mới, cấp lại GPLX. Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền có thể thực hiện các thủ tục liên quan đến GPLX ở bất cứ nơi nào mà không cần làm các thủ tục xác nhận trước đây.
Việc thay đổi nơi ở của công dân cũng được cập nhật vào dữ liệu, do vậy các vụ việc hành chính như bị xử phạt, thông báo vi phạm,... của công dân sẽ được nắm bắt chặt chẽ hơn và thuận tiện cho công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Tại Khoản 1 Điều 41 Công ước Viên về giao thông đường bộ mà Việt Nam ký kết là thành viên quy định: "Người điều khiển phương tiện cơ giới phải có Giấy phép lái xe; khoản 2 Điều 41 Công ước Viên, quy định: Quốc gia ký kết phải công nhận những lái xe sở hữu Giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với quy định Công ước". Trong khi đó, theo Khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008, "người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới”.
Người dân vẫn cần mang theo GPLX khi tham gia giao thông dù đã được tích hợp trong CCCD gắn chíp. Ảnh: Cao Nguyên
Như vậy, người dân vẫn phải mang theo GPLX khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Thẻ CCCD gắn chip tích hợp GPLX không có tác dụng thay thế GPLX trong trường hợp CSGT yêu cầu xuất trình.
Theo Nghị định 123/2021 mới nhất, bổ sung và sửa đổi của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ôtô, các loại xe tương tự xe ôtô sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng nếu không có GPLX, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng GPLX bị tẩy xóa.
Đối với xe máy và các loại xe tương tự xe gắn máy, phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng với hành vi không có GPLX (xe dung tích dưới 175 cc, xe 2 bánh); phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng với xe trên 175 cc và xe môtô 3 bánh.
Theo Lao Động
Từ ngày 15.8, khi Thông tư 24/2023 của Bộ Công an có hiệu lực, biển số ô tô, xe máy được cấp và quản lí theo mã định danh của chủ xe. Xe không chính chủ đã đăng kí biển 5 số thì mặc định là biển số định danh của người đứng tên trên giấy đăng kí xe chứ không phải của người đang sử dụng.
Để chiến lược kinh doanh và kế hoạch điện khí hóa phương tiện phát huy hiệu quả, một số mẫu xe nổi bật sẽ bị ngừng sản xuất sau năm 2023.
Khi Thông tư 24 của Bộ Công an có hiệu lực từ 15/8, các biển 5 số hiện hành sẽ mặc định là biển số định danh. Quy định này đang khiến giới buôn biển số đẹp méo mặt vì lỗ nặng và "mất nghề".
Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới có hiệu lực từ 15.8.2023. Theo đó, nhiều trường hợp sẽ bị thu hồi biển số xe.
Hàng trăm mẫu ô tô được các hãng xe tại Việt Nam tăng mức ưu đãi, giảm giá từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng thông qua nhiều hình thức, trong đó có cả việc hỗ trợ 100% lệ phí trước bạ… tuy nhiên doanh số bán vẫn không được cải thiện, thậm chí còn sụt giảm.
Sau một thời gian dài không sử dụng, rất nhiều chủ xe gặp hiện tượng không khởi động được xe. Nguyên nhân thường đến từ việc hết ắc quy.
Với hệ thống camera giao thông, camera giám sát tốc độ lắp đặt ngày càng dày đặc trên các tuyến đường, người điều khiển ô tô vi phạm luật giao thông đường bộ rất dễ bị phạt nguội.
Hàng loạt xe Toyota dự kiến sẽ tăng giá niêm yết thêm từ vài triệu đến vài chục triệu đồng từ tháng 1/5, nguyên nhân được cho do giá linh kiện và chi phí vận chuyển tăng cao.
Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người đi ô tô bất ngờ nhất khi không thể vượt qua đăng kiểm nằm ở hoa lốp, xảy ra khi người dùng không sử dụng lốp giống nhau.
Toyota GT Corolla 2023 trang bị động cơ 1.6L 3 xi-lanh, công suất 300 mã lực, mạnh ngang nhiều dòng xe thể thao ra mắt thị trường Mỹ.