Theo quy định, cảnh sát giao thông chỉ có nghĩa vụ chứng minh vi phạm trước khi xử phạt vi phạm hành chính, còn việc dừng xe để kiểm tra giấy tờ khi kiểm soát giao thông thì không cần chứng minh phương tiện, chủ phương tiện có lỗi.
Nhiều người khi được cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu dừng xe cho rằng mình không vi phạm gì cả nên muốn yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm trước rồi mới đưa giấy tờ đề kiểm tra. Vậy điều này có được phép hay không?
Theo nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính.
Vì vậy, trước khi xử phạt, CSGT có trách nhiệm chứng minh lỗi của người tham gia giao thông khi xử phạt hành chính, có thể thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như camera, máy bắn tốc độ… hoặc trực tiếp phát hiện.
Tuy nhiên, đó là khi nghĩa vụ chứng minh khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Còn đối với yêu cầu kiểm tra giấy tờ khi dừng xe, Điều 8 Thông tư 65/2020 của Bộ Công an quy định: CSGT được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật.
Trong đó, việc kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm: Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định); Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo Điều 16 Thông tư 65/2020, ngoài trường hợp phát hiện vi phạm giao thông thì CSGT còn được dừng xe kiểm soát trong ba trường hợp khác, bao gồm:
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm khác.
- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông.
Do vậy, ngay cả khi người điều khiển phương tiện không vi phạm quy định về an toàn giao thông thì CSGT vẫn có quyền dừng xe để kiểm tra giấy tờ.
Do vậy, CSGT không cần phải chứng minh lỗi vi phạm của người tham gia giao thông trước khi yêu cầu xuất trình giấy tờ để kiểm tra.
N.NGOC (Báo Pháp Luật)
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì trường hợp xe máy mắc những lỗi dưới đây sẽ không bị xử phạt.
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Bộ Công an đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi để bảo đảm ứng dụng tài khoản định danh điện tử.
Ánh nắng mặt trời tác động trực tiếp lên ô tô dễ khiến bề mặt sơn, bộ phận gạt mưa... nhanh xuống cấp, bên cạnh đó nhiệt độ trong khoang nội thất tăng cao cũng sẽ làm các bộ phận dễ hư hỏng.
Giá xăng tăng chóng mặt chắc chắn khiến bạn phải thường xuyên theo dõi mức độ hao xăng của chiếc ô tô mình đang đi, nhất là xe cũ. Những việc cần làm sau đây là cần thiết nếu bạn thấy xe có vấn đề.
Đeo tai nghe khi tham gia giao thông là lỗi mà nhiều người gặp phải và đây là mức phạt cần biết.
Các tài xế có thể dễ dàng tra cứu thông tin phạt nguội cho xe của mình thông qua các phần mềm tra cứu của Cục Cảnh sát giao thông, Sở Giao thông vận tải…
Điều khiển ô tô không có biển số hoặc biển số không đúng quy định ra đường có thể bị phạt đến 3 triệu đồng, tước GPLX đến 3 tháng và nếu không có giấy đăng ký hoàn toàn còn có thể bị tịch thu xe.