Không ít người vẫn quan niệm rằng nếu chỉ uống ít bia/rượu thì vẫn đủ tỉnh táo để lái xe an toàn và không vi phạm pháp luật. Điều này liệu có đúng?
Uống bao nhiêu bia sẽ bị phạt về nồng độ cồn?
Việt Nam có quy định cụ thể về nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Theo đó, đối với phương tiện ô tô, lái xe tuyệt đối không được phép sử dụng rượu bia; còn đối với xe máy và motor, con số cho phép là không vượt quá 50mg/100ml máu hoặc dưới 0,25mg/1L khí thở.
Người điều khiển xe ô tô tuyệt đối không được sử dụng rượu bia (Ảnh: Getty Images).
Như vậy, về cơ bản thì đã uống bia, rượu là không được phép lái ô tô. Sẽ không có chuyện uống ít hoặc uống nhưng "cảm thấy đủ tỉnh táo" nên vẫn điều khiển xe hơi.
Tuy nhiên, ngưỡng giới hạn nồng độ cồn cho phép đối với người điều khiển xe máy và motor như trong quy định khá khó hình dung, vì với bia rượu mọi người vẫn quen với đơn vị cốc, lon, hoặc chai... Không phải ai cũng biết uống bao nhiêu thì sẽ vượt mức pháp luật cho phép.
Nhiều người vẫn cho rằng phải uống 5-6 lon bia thì mới có thể bị phạt về nồng độ cồn, còn uống khoảng 2 lon hoặc 2 cốc sẽ không sao. Vậy mức quy đổi là như thế nào?
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10g cồn tương ứng với: 1 chén rượu mạnh 40 độ (30ml); 1 ly rượu vang 13,5 độ (100ml); 1 vại bia hơi (330ml); hoặc 3/4 chai (lon) bia 5% (330ml).
Như vậy, để không bị thổi phạt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy và motor không nên uống quá 2 đơn vị uống chuẩn, tương đương với 1,5 lon bia hoặc 2 ly rượu.
Ngoài ra, nồng độ cồn trong máu/khí thở còn phụ thuộc vào cả các yếu tố như: cân nặng của người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống.
Về mặt khoa học, nồng độ cồn, dù ở mức nào cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thần kinh, gây thiếu tỉnh táo, dẫn tới nguy cơ lái xe không an toàn.
Mức xử phạt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông
Theo luật pháp Việt Nam, hành vi lái ôtô sau khi đã uống bia/rượu bị cấm hoàn toàn; mức phạt có thể lên tới 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe (GPLX), và thậm chí là phạt tù 15 năm nếu gây tai nạn nghiêm trọng. Mức xử phạt đối với người điều khiển xe máy thấp hơn.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Bao lâu sau khi uống rượu, bia thì được lái xe?
Ngay cả các chuyên gia, bác sĩ cũng không thể nói chính xác bao lâu sau khi uống rượu bia thì trong máu và hơi thở không còn nồng độ cồn. Lý do là thời gian này phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: liều lượng, loại bia rượu, nồng độ bia rượu, thời gian uống kéo dài bao lâu, uống lúc đói hay lúc no... Chỉ có một điều chắc chắn là càng uống nhiều bia rượu thì nồng độ cồn trong cơ thể càng cao.
Ngoài ra, nồng độ cồn còn phụ thuộc vào cơ thể, tình trạng bệnh lý của từng người. Có người uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở vẫn còn, nhưng có người thì không.
Đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường, sau 1 giờ, gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn. Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất thêm 1-2 giờ nữa.
Những người có chức năng gan suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Theo tính toán, sau 6-12 giờ vẫn đo được nồng độ cồn trong máu, sau 12-24 giờ vẫn đo được nồng độ cồn trong khí thở, sau 36 giờ vẫn đo được trong nước tiểu, và sau 72 giờ vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.
Hiện nay, cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn dựa trên phương pháp đo bằng ống thở. Như vậy, ít nhất 24h sau khi uống rượu, bia bạn hãy lái xe. Điều này đồng nghĩa với việc nếu tối hôm trước bạn uống bia rượu thì ngày hôm sau đừng lái xe.
Nhật Minh (Theo Dân Trí)
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì trường hợp xe máy mắc những lỗi dưới đây sẽ không bị xử phạt.
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Bộ Công an đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi để bảo đảm ứng dụng tài khoản định danh điện tử.
Sự cố dẫn tới việc phanh tay mất tác dụng khá hiếm gặp như đứt cáp hoặc do điều kiện địa hình thay đổi, trong khi đó việc nhả phanh tay cũng đòi hỏi nhiều thao tác.
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện nên giảm tốc độ trong 12 trường theo quy định.
Khi lưu thông trên đoạn đường hỗn hợp, người điều khiển xe máy cần chú ý quan sát, tuyệt đối không chạy trước đầu xe ôtô,... nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.
Đăng kiểm xe là việc các cơ quan chuyên ngành kiểm định chất lượng xe về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xem có đảm bảo theo quy định hay không. Đây cũng là thủ tục bắt buộc đối với ô tô nếu muốn lưu thông trên đường.
Phanh là bộ phận giúp người điều khiển kiểm soát tốc độ của xe hơi. Tuy nhiên, một số tài xế thường có những thói quen lái sai lầm khiến bộ phận này nhanh chóng giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ tai nạn.