4 thói quen tài xế nên bỏ ngay nếu không muốn phanh ô tô nhanh xuống cấp

Cập nhật: 9 tháng trước
Lượt xem: 17

Dù chỉ là những thói quen tưởng chừng vô hại của tài xế, tuy nhiên nếu không thay đổi, về lâu dài, hệ thống phanh ô tô sẽ nhanh bị xuống cấp, hư hỏng.

Tương tự như động cơ, hệ thống phanh cũng là bộ phận đóng vai trò quan trọng trên ô tô. Bởi không chỉ giúp điều khiển xe hoạt động theo ý muốn, hệ thống này còn quyết định đến sự an toàn của tài xế và người ngồi trên xe. Chính vì vậy, việc duy trì sự ổn định của phanh xe là việc làm hết sức quan trọng.

Mặc dù vậy, có một thực tế hiện nay rất nhiều tài xế lại rất ít quan tâm đến "sức khỏe" của hệ thống phanh, hoặc thường xuyên duy trì những thói quen lái xe không đúng cách, gây tổn hại và làm giảm tuổi thọ của hệ thống phanh. Dưới đây là 4 thói quen tài xế nên bỏ ngay nếu không muốn phanh ô tô mau xuống cấp.

Phanh 'mọi lúc mọi nơi'

Thói quen đầu tiên và thường thấy nhất với nhiều tài xế hiện nay gây ảnh hưởng đến hệ thống phanh chính là sử dụng phanh một cách tùy tiện. Theo đó, rất nhiều người có thói quen giẫm chân lên bàn đạp phanh liên tục. Điều này khiến cho phanh thường xuyên phải chịu một áp lực lớn và nhanh hỏng hơn.

Sử dụng phanh một cách lạm dụng là thói quen của rất nhiều tài xế ô tô

Sử dụng phanh một cách lạm dụng là thói quen của rất nhiều tài xế ô tô

Bên cạnh đó, việc lạm dụng phanh còn thể hiện qua cách lái xe. Nhiều tài xế vì vội vàng hoặc tính cách thiếu điềm đạm, hay lái xe di chuyển với tốc độ cao, đồng thời thường hãm tốc hoặc dừng đột ngột bằng cách đạp phanh gấp. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến phanh xe nhanh bị hao mòn nhất.

Ngoài ra, trong một vài trường hợp đặc biệt như lái xe đổ dốc, đổ đèo. Không ít tài xế hoặc vì thiếu kĩ năng hoặc vì thiếu kinh nghiệm, thường hay rà phanh để duy trì tốc độ. Thói quen này có thể khiến hệ thống phanh bị nóng, cong vênh má phanh (phanh đĩa) hoặc trống phanh (phanh tang trống). Thậm chí, việc lạm dụng phanh này còn rất nguy hiểm, nhiều trường hợp khiến phanh bị cháy, mất tác dụng dẫn đến tai nạn.

Sử dụng phanh tay không đúng cách

Bên cạnh lạm dụng phanh, việc sử dụng phanh (đặc biệt là phanh tay) không đúng cách cũng là thói quen gây tổn hại cho hệ thống phanh trên ô tô. Cụ thể, không ít trường hợp các tài xế vội vàng kéo phanh tay khi xe chưa dừng hẳn. Điều này khiến phanh phải chịu tác động lực từ phía bánh sau. Về lâu dài sẽ khiến hệ thống phanh giảm tuổi thọ.

Việc sử dụng sai cách cũng khiến phanh tay trên ô tô nhanh hư hỏng

Việc sử dụng sai cách cũng khiến phanh tay trên ô tô nhanh hư hỏng

Ngoài ra, việc thường xuyên quên hoặc hạ chưa hết phanh tay nhưng đã cho xe di chuyển cũng là tác nhân khiến má phanh có nguy cơ bị cháy, các hệ thống cảm biến gắn trên cụm phanh như hệ thống chống bó cứng phanh ABS cũng có thể bị hỏng. Mặc dù vậy, hiện nay nhiều dòng xe đã trang bị hệ thống phanh tay điện tử, giúp hạn chế nguy cơ hư hại với hệ thống phanh do thói quen sử dụng phanh tay như kể trên.

Chở quá tải

Một nguyên nhân khác cũng "tàn phá" hệ thống phanh là ô tô thường xuyên chở nặng, quá tải trọng. Điều này thực tế không quá khó lý giải. Bởi khi xe chở nặng và di chuyển với tốc độ cao, lực quán tính sẽ rất lớn. Trường hợp tài xế phanh gấp, hệ thống phanh làm việc "vất vả" hơn, ma sát nhiều hơn để giảm tốc độ. Chính vì vậy, phanh sẽ nhanh xuống cấp, hư mòn hơn.

Chở quá tải và thường xuyên sử dụng phanh trong quá trình di chuyển cũng là nguyên nhân khiến hệ thống phanh xuống cấp nhanh

Chở quá tải và thường xuyên sử dụng phanh trong quá trình di chuyển cũng là nguyên nhân khiến hệ thống phanh xuống cấp nhanh

Không "chăm sóc" tốt cho phanh

Cuối cùng, một thói quen nữa khiến hệ thống phanh nhanh hư hỏng, xuống cấp đến từ thái độ "thờ ơ" của chủ xe. Trong đó, phổ biến nhất là việc quên thay dầu phanh. Điều này có thể làm hỏng dây phanh. Dầu phanh cũ có thể đường phanh và pít-tông bị ăn mòn, dẫn đến hiệu quả của phanh kém đi, thậm chí bị mất phanh.

Bên cạnh thay dầu, phanh xe cũng cần bảo dưỡng, kiểm tra nhiều chi tiết khác

Bên cạnh thay dầu, phanh xe cũng cần bảo dưỡng, kiểm tra nhiều chi tiết khác

Bên cạnh đó, nhiều người hay nhầm rằng việc bảo dưỡng, chăm sóc phanh chỉ đơn giản là thay dầu phanh đúng định kỳ là xong. Tuy nhiên, trên thực tế phanh ô tô cần được bảo dưỡng nhiều "hạng mục" khác để có thể phát hiện lỗi trên hệ thống, tránh nguy cơ má phanh bị kẹt, phanh không hoạt động theo đúng ý người lái…

Theo Thanh Niên


Tin Liên quan

Lái xe máy mắc 3 lỗi này sẽ không bị xử phạt, không biết quá phí

Lái xe máy mắc 3 lỗi này sẽ không bị xử phạt, không biết quá phí

253

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì trường hợp xe máy mắc những lỗi dưới đây sẽ không bị xử phạt.

Chế độ lái xe nào giúp người dùng ô tô tiết kiệm xăng?

Chế độ lái xe nào giúp người dùng ô tô tiết kiệm xăng?

211

Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?

5 ảnh hưởng của việc lắp ốp thể thao bodykit quanh thân xe

5 ảnh hưởng của việc lắp ốp thể thao bodykit quanh thân xe

151

Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.

6 dấu hiệu cảnh báo gầm ô tô bị hỏng

6 dấu hiệu cảnh báo gầm ô tô bị hỏng

111

Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.

Có thể dùng bằng lái xe trên ứng dụng VNeID thay cho bằng cứng được không?

Có thể dùng bằng lái xe trên ứng dụng VNeID thay cho bằng cứng được không?

2

Bộ Công an đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi để bảo đảm ứng dụng tài khoản định danh điện tử.

Lưu ý với xe đã đăng ký biển 5 số khi cấp đổi sang biển số định danh

Lưu ý với xe đã đăng ký biển 5 số khi cấp đổi sang biển số định danh

0

Điều 39 Thông tư 24/2023/TT-BCA (có hiệu lực từ 15.8.2023) đã quy định một số điều về biển số định danh.

Bao lâu thì nên thay dầu phanh ô tô?

Bao lâu thì nên thay dầu phanh ô tô?

5

Dầu được sử dụng trên phanh của ô tô là loại khác so với dầu động cơ và nó cũng cần thay định kỳ, song không ít người sử dụng ô tô lại quên.

Vô lăng ô tô bị khóa: Nguyên nhân và cách xử lý

Vô lăng ô tô bị khóa: Nguyên nhân và cách xử lý

30

Không ít người dùng ô tô, nhất là "tài mới" hay các tài xế nữ thường gặp tình huống vô lăng ô tô bị khóa cứng, không thể xoay chuyển…

Xe ô tô đề không nổ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Xe ô tô đề không nổ: Nguyên nhân và cách khắc phục

8

Một chiếc xe ô tô không thể đề nổ là vấn đề khá phổ biến và gây khó chịu cho không ít chủ xe. Dấu hiệu để nhận biết lỗi này có thể đến từ một số tiếng động đặc trưng.

Cách xử trí khi chìa khóa thông minh xe máy bị nhiễu sóng

Cách xử trí khi chìa khóa thông minh xe máy bị nhiễu sóng

10

Tình trạng gặp trục trặc khi sử dụng chìa khóa thông minh (smartkey) do bị nhiễu sóng đang gây chú ý cộng đồng sử dụng xe máy. Tuy nhiên, đây không phải là lỗi của smartkey và người sử dụng có thể tự khắc phục vấn đề này bằng những phương pháp đơn giản .