Hộp số sàn MT có cấu tạo đơn giản hơn hộp số tự động AT, hộp số vô cấp CVT, hộp số ly hợp kép DCT… nhưng cách lái xe số sàn thì có phần phức tạp hơn. Vì xe số sàn việc chuyển số hoàn toàn do người lái điều khiển. Mặc dù khá rườm rà nhưng lái xe ô tô số sàn không khó nếu bạn luyện tập nhuần nhuyễn, nắm được cách phối hợp nhịp nhàng giữa chân côn - phanh - ga, cách vào số đúng lúc.
Lái xe số sàn phức tạp hơn lái xe số tự động do người lái phải tự chuyển số và sử dụng chân côn, tuy nhiên việc lái xe số sàn không hề khó nếu bạn hiểu nguyên lý làm việc của hộp số sàn ô tô cũng như của bộ ly hợp.
Ở sàn xe khu vực ghế lái xe ô tô số sàn có 3 bàn đạp từ trái sang phải lần lượt là chân côn - chân phanh - chân ga.
Cơ bản, cần số sàn có các ký hiệu sau:
Tùy theo hãng xe mà cơ cấu sang số sẽ khác nhau, trên cần số đều in sơ đồ cơ cấu sang số với sơ đồ theo hình chữ H đặc trưng như sau:
Ý nghĩa của các số trên cần số xe số sàn:
Lực dẫn động hộp số cao nhất ở số 1 và giảm dần ở các số tiếp theo, tương ứng tốc độ xe sẽ thấp ở số 1 và tăng dần ở các cấp số tiếp theo.
Bảng tương quan giữa cấp số với tốc độ của xe:
Bảng chỉ mang tính chất tham khảo, vì tùy hộp số từng hãng xe, có khi từng mẫu xe sẽ có sự phân chia tỷ lệ truyền khác nhau theo đặc điểm xe.
Khi cần vào số xe số sàn, dù các số tiến 1, 2, 3, 4… hoặc về số N – số 0 hay số lùi thì cũng cần thực hiện các bước sao như sau:
Cách vào số xe ô tô số sàn như sau:
Chuẩn bị: chỉnh ghế ngồi với tư thế thoải mái nhất, chỉnh gương để đảm bảo quan sát rộng nhất, thắt dây an toàn,..
Các bước thực hiện:
Thực hiện tương tự bước 6 nếu cần chuyển về các số thấp tiếp theo.
Khi muốn dừng đổ xe số sàn, thì thực hiện các bước sau:
Khi muốn lùi xe số sàn thì thực hiện các bước sau:
Đi xe ô tô số sàn có êm hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp hiệu quả giữa chân côn, phanh, ga. Khi lần đầu đi xe số sàn, người lái rất dễ nhầm lẫn giữa 3 bàn đạp này, tuy nhiên có một số quy tắc để giúp người lái tránh nhầm lẫn chân côn ga và phanh. Và đầu tiên bạn cần phải có tư thế ngồi thoải mái để hai chân được linh hoạt.
Quy tắc 1: Gót chân tuyệt đối không rời khỏi sàn xe
Quy tắc 2: Chân phải đảm nhận nhiệm vụ với chân ga và chân phanh. Người lái đặt gót chân thẳng hàng với bàn đạp phanh. Không nhấc cả chân để đạp phanh hay ga mà chỉ dùng nửa trước của bàn chân. Gót chân được cố định ở sàn xe sẽ giúp giữ vị trí chân luôn được chính xác. Đây là quy tắc giúp người lái dễ dàng điều chỉnh lực ga và lực phanh, linh hoạt chuyển đổi qua lại giữa chân ga và chân phanh theo đúng quy tắc "không ga thì phanh".
Quy tắc 3: Tuyệt đối không dùng chân trái để đạp ga vì rất nhầm lẫn, chân trái chỉ đảm nhận nhiệm điều khiển ở chân côn.
Hãy luyện tập thường xuyên để tạo thành thói quen dùng đúng chân côn, ga, phanh, điều này sẽ giúp người lái tự tin hơn khi lái xe số sàn. Và khi xảy ra tình huống bất ngờ, người lái có thể xử lý nhanh chóng và chính xác.
Khi lái xe hơi số sàn người lái cần phối hợp nhuần nhuyễn giữa chân côn và chân ga, thực hiện đúng nguyên tắc "Côn ra - ga vào".
Đầu tiên cần giảm ga và đạp chân côn hết cỡ, tiếp đến lên hoặc hạ cấp số tuỳ theo ý muốn, rồi từ từ nhả chân côn, tăng chân ga đến khi xe đạt vận tốc như mong đợi. Thực hiện đúng kỹ thuật này, xe sẽ chạy khỏe, không bị ì và giúp kéo dài tuổi thọ ly hợp và hợp số.
Chạy xe số sàn nên đạp côn trước hay phanh trước? Theo các chuyên gia từ nhiều hãng ô tô, chân côn chỉ dùng để hỗ trợ khi xe về số tạo phanh động cơ hay để kiểm soát tránh xe bị chết máy khi đang ở tốc độ thấp. Do đó khi cần dừng xe thì lúc nào cũng cần phanh trước. Chỉ đạp côn khi xe sắp dừng.
Nhiều người mới học lái xe vì đạp côn từ khá sớm vì sợ xe tắt máy. Tuy nhiên điều này không cần thiết. Nếu chưa biết khi nào đạp côn thì sau khi phanh người lái đợi đến lúc xe có hiện tượng rung nhẹ, lúc đó hãy đạp côn. Tập quen dần, người lái sẽ biết được thời điểm chính xác cần đạp côn, không cần phải đợi đến lúc xe rung. Đây là cách khuyên áp dụng cho tài mới để đi xe số sàn không bị chết máy.
Nếu đi xe số sàn ở tốc độ tầm 30 - 40 km/h trong thành phố, nếu muốn dừng xe thì nhà ga, đạp phanh, đợi đến khi xe chuẩn bị dừng hãy đạp côn. Còn nếu xe đang chạy tốc độ cao trên đường trường, thì người lái không cần quan tâm đến chân côn. Nếu cần dừng xe thì hãy đạp phanh nhiều lần để giảm tốc độ, và chỉ cần đạp côn khi xe sắp dừng hẳn.
Theo kinh nghiệm của nhiều bác tài khi lái xe số sàn nếu như ép tăng số sẽ khiến hộp số bị quá tải. Lâu dài sẽ làm ảnh hưởng và giảm tuổi thọ hộp số. Khi lái xe nên theo dõi sự tương thích giữa vận tốc, hoạt động của động cơ và chế độ số. Từ đó sẽ có kinh nghiệm chọn số phù hợp, tránh tạo áp lực cho hộp số, nên để xe "tạo đà" trước khi vào số. Đặc biệt đừng lười chuyển số.
Khi dừng đèn đỏ việc về số N sẽ không có lợi đối với xe số tự động, nhưng với xe số sàn thì rất cần thiết, vì việc chuyển xe về số N sẽ giúp tách hộp số và ly hợp. Nhờ đó vòng bi của xe không phải tiếp xúc với phần lo xo trong ly hợp. Các chi tiết sẽ bền hơn.
Ly hợp là cầu nối giữa động cơ và hộp số. Chân côn có vai trò điều khiển quá trình ngắt ly hợp để xe có thể dừng mà động cơ vẫn hoạt động. Do đó, việc gác chân lên bàn đạp côn có thể tạo ra lực khiến bố ly hợp không khớp với động cơ, dẫn đến trượt ly hợp, và gây hậu quả là công suất không được truyền tải đủ, nhiên liệu bị tiêu hao nhiều và đặc biệt là làm ly hợp bị mòn nhanh hơn.
Nhiều xe có bàn đạp côn nhẹ nên dễ bị tác động lực. Việc người lái thường xuyên gác chân lên chân côn sẽ ảnh hưởng đến bộ ly hợp. Việc đặt chân lên chân côn khi xe đang di chuyển là điều không nên và không cần thiết.
Nhiều người có thói quen đặt một tay lên vô lăng, tay còn lại đặt trên cần số để tiện cho việc chuyển cần số, điều này tưởng chừng vô hại nhưng thực tế lại có ảnh hưởng không tốt và có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Xe số sàn có cơ cấu hoạt động đầu tiên là đạp côn, sau đó vào số, nhả côn và cuối cùng là đạp ga. Khi gài số, cần số sẽ được liên kết thẳng với bộ phận càng gắp số. Bộ phận này giống như ngã 3 và có liên hệ trực tiếp với bộ đồng tốc của xe. Nhờ có càng gắp số, bộ đồng tốc mới có thể ăn khớp với bánh răng số, từ đó xe vào được số.
Việc người lái đặt tay lên cần số khi lái xe thì bất kỳ va chạm giữa tay người lái và cần số có thể khiến càng gấp số tiếp xúc với bộ đồng tốc. Lúc này bộ đồng tốc đang hoạt động với tốc độc vô cùng cao. Việc tiếp xúc thường xuyên sẽ làm giảm tuổi thọ của cả 2 bộ phận này, dễ gây lỗi hộp số. Sự va chạm này rất dễ xảy ra, vì khi xe di chuyển, ít nhiều cũng sẽ có lúc bị rung lắc, mặc dù không quá mạnh nhưng đôi khi cũng đủ để tay người lái tác động vào cần số.
Có nhiều cách đề pa lên dốc và đứng dốc, phổ biến nhất là dùng phanh tay. Và cũng có không ít người dùng cách vê côn. Với cách này, người lái sẽ đạp chân côn, sau đó mớm ga để xe không bị trượt.
Tuy nhiên theo nhiều bác tài có kinh nghiệm thì không nên dùng cách này vì dễ làm côn nhanh mòn vì ma sát nhiều. Nếu cần thiết thì chỉ nên áp dụng khi xe dừng ngang dốc tức thời. Đối với người mới học lái xe số sàn thì cách khởi hành ngang dốc tốt nhất là dùng phanh tay.
Không nên quá lạm dụng việc dùng số N. Để chạy xe số sàn tiết kiệm nhiên liệu nhiều người chuyển số về N khi xe đang chạy. Tuy nhiên thực tế điều này khiến hộp số phải chịu lực ma sát lớn, rất dễ làm giảm tuổi thọ hộp số ô tô. Trong khi không tiết kiệm được quá nhiều nhiên liệu.
Và việc về số N khi xe đang chạy sẽ khiến xe chạy theo lực quán tính, không được hãm bằng động cơ. Khi đó phanh phải đảm nhận nhiệm vụ hãm tốc độ xe nên áp lực lớn hơn so với khi có sự hỗ trợ từ động cơ. Do đó rất nguy hiểm nhất là khi xe xuống dốc vì xe dễ rơi vào tình huống bị mất kiểm soát.
Phanh tay được thiết kế để giúp xe đứng tên khi xe đã dừng hẳn. Về kỹ thuật thì phanh tay chỉ tác động vào 2 bánh sau khi xe ở tốc độ dưới 35 km/h. Nhiều chuyên gia khuyên tuyệt đối không dùng phanh tay để dừng xe khi xe đang di chuyển vì nếu sử dụng phanh tay sai cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: xe trượt dài, lật hay đứt phanh. Chỉ nên sử dụng phanh tay như phương án khẩn cấp nếu trường hợp xe bị mất phanh chân.
Và người lái cũng cần lưu ý khi dùng phanh tay phải nhả hết phanh hoặc kéo hết phanh. Không kéo phanh tay giữa chừng vì có thể khiến dầu phanh bị sôi, làm phanh bị hỏng, nhanh mòn.
Khi sử dụng xe số sàn người lái cần thường xuyên kiểm tra các thông báo về tình trạng xe trên cụm đồng hồ sau vô lăng. Nếu thấy đèn báo lỗi Check Engine thì ngoài bị lỗi động cơ xe cũng có thể bị lỗi hộp số, cần đưa đi kiểm tra xe sớm nhất có thể. Và hãy chú ý đi bảo hành và thay dầu hộp số định kỳ.
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Trên kính chắn gió phía sau ô tô thường có những đường kẻ ngang song song nhau… tuy nhiên không phải người dùng ô tô nào cũng hiểu rõ chi tiết này.
Từ tháng 9.2023, người dùng ô tô có thể tra cứu xem ô tô có bị phạt nguội hay không thông qua ứng dụng (app) đặt lịch đăng kiểm vừa được Cục Đăng kiểm Việt Nam cập nhật, để tránh trường hợp mang ô tô đi đăng kiểm nhưng không được đăng kiểm do "dính" phạt nguội.