Đầu tiên khi gặp đoạn đường nhiều bùn đất trơn bạn nên rời khỏi xe ô tô để kiểm tra xem lớp bùn có dày lắm không. Từ đó đưa ra quyết định là nên đi tiếp hay chuyển hướng khác để di chuyển. Còn nếu như bắt buộc phải đi qua thì bạn nên kiểm tra mức độ lún của địa hình bằng cách đo độ dày của lớp bùn.
Đánh giá sơ bộ độ dày và khoảng cách của gầm xe và bề mặt bùn, độ dốc của mặt đường và chiều rộng của địa hình so với trục ngang giữa hai bánh xe. Nếu như ô tô của bạn có hệ thống dẫn động trước, nếu không khảo sát địa hình kỹ, khi xuống dốc địa hình bùn trơn mà gặp phải chướng ngại vật, hố sau, khúc cây,.. có thể sẽ làm bánh trước bị nhấc khỏi mặt đất gây nguy hiểm. Còn trường hợp lốp xe quá mòn, mất độ bám đường thì không nên đi tiếp mà hãy tìm hướng đi khác.
Trên đoạn đường bạn sắp đi qua nếu có những hố bùn, vũng nước thì nên tránh xa, vì bạn sẽ không biết được trong đó có gì và độ sâu như thế nào.
Việc kiểm tra thử bề mặt địa hình sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và hạn chế tình trạng xe gặp chướng ngại vật, bùn quá nhiều, quá trơn, làm mất hoàn toàn khả năng bám đường của xe, gây lật xe, mất lái do xe trượt bánh khi đang xuống dốc.
Người lái nên có thói quen phán đoán tình huống để tính toán, suy nghĩ trước hướng xe nên di chuyển để vừa an toàn và tiết kiệm thời gian nhất có thể. Đó là lý do vì sao người lái nên có bước khảo sát trước địa hình dốc trơn trượt để tính toán trước và xác định khả năng ô tô của mình có thể di chuyển qua vùng địa hình đó được hay không và tìm ra được giải pháp tốt nhất.
Lái xe ô tô xuống dốc gặp phải đoạn đường bùn trơn trượt bùn lầy thì người lái cần phải thật cẩn thận, vì chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể gặp nguy hiểm. Do vậy khi lái xe gặp phải đoạn đường bùn trơn trượt thì người lái cần giữ cho xe chạy ở tốc độ ổn định, tốt nhất nên di chuyển ở tốc độ chậm nhất để dễ dàng xử lý tình huống, không đánh lái gấp sang hai bên, không đạp phanh gấp.
Khi di chuyển ở tốc độ cao bạn sẽ khó xử lý kịp những sự cố bất ngờ như bánh trơn trượt dẫn đến mất lái, đường trơn làm cho hướng xe di chuyển bị lệch khỏi quỹ đạo, lúc này nếu phanh gấp, đánh lái gấp sẽ khiến xe rất dễ bị lật đổ. Lưu ý khi chạy ô tô xuống dốc ở đoạn đường bùn đất trơn thì việc nhấp nhả liên tục phanh chân dù xe có hệ thống chống bó cứng phanh ABS hay không cũng rất quan trọng. Nên hạn chế chuyển hướng, giữ vô lăng thật thẳng, không đánh lái khi không thực sự cần thiết.
Trường hợp nếu đang xuống dốc mà bánh xe bị trượt thì người lái không nên bỏ hẳn chân ga, mà hãy giảm tốc từ từ để giữ cho xe có đà, tránh bị mất lái, và không được đạp phanh gấp để tránh gây thêm rắc rối. Trường hợp xe bị trượt ngang, lúc này người lái hãy bình tĩnh, thả chân ga và đánh nhẹ vô lăng về hướng ngược lại, khi đã lấy được hướng thì nhẹ nhàng rà chân ga, giữ xe di chuyển thật chậm. Khi lái xe xuống dốc gặp bề mặt đường trơn trượt thì nên giữ cần số ở số 1, cho xe tự di chuyển ở tốc độ chậm, không tác động lên bàn đạp, hãy luôn giữ cho xe trong tầm kiểm soát.
Ngoài ra nếu như thường xuyên di chuyển ở địa hình dốc trơn trượt thì người lái có thể dùng dây xích, chèn gỗ trên mặt địa hình để di chuyển, điều này sẽ giúp hạn chế được trơn trượt không làm xe bị mất lái, lết ngang…
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Trên kính chắn gió phía sau ô tô thường có những đường kẻ ngang song song nhau… tuy nhiên không phải người dùng ô tô nào cũng hiểu rõ chi tiết này.
Từ tháng 9.2023, người dùng ô tô có thể tra cứu xem ô tô có bị phạt nguội hay không thông qua ứng dụng (app) đặt lịch đăng kiểm vừa được Cục Đăng kiểm Việt Nam cập nhật, để tránh trường hợp mang ô tô đi đăng kiểm nhưng không được đăng kiểm do "dính" phạt nguội.