Xe đi mượn, nhân viên cây xăng lơ đãng, hoặc chủ xe mới chuyển từ xe chạy xăng sang xe chạy dầu... là những lý do phổ biến nhất dẫn tới việc đổ nhầm xăng vào xe động cơ diesel.
Về kỹ thuật, xe động cơ diesel không thể chạy bằng xăng, và ngược lại, do hai công nghệ này có quá trình đốt cháy nhiên liệu khác nhau. Động cơ diesel dùng tỷ số nén cao để ép hỗn hợp nhiên liệu và không khí cho đến khi chúng tự bốc cháy, còn động cơ xăng lại hoạt động ở tỷ số nén thấp hơn và được kích nổ nhờ bugi đánh lửa để đốt cháy từng xy-lanh.
Việc đổ nhầm nhiên liệu cho xe không thường xuyên xảy ra, nhưng không phải là không có, và có thể khiến động cơ hỏng hóc nghiêm trọng. Đó là tình huống có thể xảy ra với người đi mượn xe, sự mất tập trung, lơ đãng của người bơm nhiên liệu, hoặc khi chủ xe mới đổi từ xe chạy xăng sang xe chạy dầu nên chưa quen...
Đổ nhầm xăng vào xe máy dầu
Trên thực tế, hầu hết sự cố đổ nhầm nhiên liệu cho xe rơi vào xe máy dầu, do kích thước vòi bơm dầu thường lớn hơn, hiếm khi cắm vừa vào miệng bình xăng. Tuy nhiên, không phải mọi cây xăng đều được xây dựng, lắp đặt theo đúng thiết kế chuẩn đó.
Trong trường hợp bị đổ nhầm xăng, xe vẫn có thể di chuyển, vì dầu nặng hơn xăng nên lắng xuống dưới và vào bình đốt trước. Xe tiếp tục chạy thêm được bao xa tùy thuộc vào lượng diesel còn lại trong bình. Khi dầu cạn xăng lọt vào buồng đốt, xe sẽ dừng lại và chết máy, vì xăng có chỉ số octan cao, không có hiện tượng tự kích nổ. Dấu hiệu là nếu tài xế thử đề nổ lại thì sẽ có cảm giác nặng, khó đề; khi đề được thì xe máy sẽ rất ồn, rồi lịm dần.
Nếu tài xế không kịp thời phát hiện việc nhầm nhiên liệu, mà cố khởi động lại lần nữa khi xe chết máy thì có thể gây nổ hoặc vỡ máy. Hậu quả lớn nhất sẽ là hỏng piston, bó máy, ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy, thậm chí phải thay cả máy.
Cách xử lý khi phát hiện việc nhầm lẫn là tài xế cần đưa xe vào chỗ an toàn (nếu xe đã chết máy thì đẩy xe), tuyệt đối không được khởi động lại động cơ, sau đó gọi cứu hộ đưa xe về gara để hút sạch toàn bộ nhiên liệu bị trộn lẫn ra ngoài, cho dầu mới vào bơm cao áp để súc rửa bình. Sau khi làm sạch cả bình nhiên liệu và vòi dẫn, có thể đổ lại dầu và khởi động lại động cơ, cho chạy không tải 10-20 phút để kiểm tra.
Nếu không có đấu hiệu bất thường thì có thể yên tâm sử dụng, còn nếu có tiếng kêu lạ từ động cơ hoặc bất cứ dấu hiệu bất thường nào khác thì nên tắt máy và kiểm tra lại toàn bộ.
Đổ nhầm diesel vào xe chạy xăng
Dù trường hợp này hiếm xảy ra hơn, nhưng không phải là không có. Khi đó, xe sẽ có hiện tượng xả nhiều khói muội, do dầu không được đốt hết, dần chuyển sang kẹt và bó động cơ do muội bám vào thành xy-lanh nhiều làm kẹt piston.
Khi phát hiện đổ nhầm diesel vào xe động cơ xăng, cách xử lý tùy thuộc vào lượng diesel đã đổ vào bình (trên hay dưới 10%) và tùy loại động cơ xe cũ hay mới.
Trong mọi trường hợp, lưu ý đầu tiên là không khởi động xe, hoặc tắt máy ngay khi phát hiện nhầm lẫn. Sau đó, cũng giống như trường hợp trên, cần rút hết hỗn hợp diesel pha xăng ra khỏi bình.
Nếu lượng dầu diesel đổ vào ít (dưới 10%) so với dung tích bình xăng và động cơ xe thuộc dòng đời cũ, không sử dụng phun xăng điện tử, thì có thể đổ đầy bình xăng để hòa tan diesel; xe lại có thể hoạt động bình thường, chỉ hơi khói hơn một chút, cho tới khi hết hẳn diesel lẫn trong xăng.
Với xe đời mới, dùng phun xăng điện tử, giải pháp tốt nhất là gọi cứu hộ đưa xe về gara để hút hết nhiên liệu ra, đổ xăng mới vào súc sạch động cơ, bơm cao áp, vòi phun xăng…, rồi mới đổ xăng lại cho xe chạy bình thường.
Làm gì để tránh nhầm lẫn?
Thông thường, trên nắp bình nhiên liệu của xe máy dầu sẽ có chữ "Diesel" với màu sắc đối lập để tạo sự nổi bật, gây chú ý. Tuy nhiên, với người không cẩn thận hoặc khi đang vội, việc không chú ý tới dòng chữ này là rất có thể. Do đó, bạn nên chủ động dán decal báo hiệu loại nhiên liệu xe sử dụng ngay ở nắp ngoài, và cả nắp trong, nếu chưa có.
Thậm chí, bạn có thể thay loại nắp bình nhiên liệu để tránh nhầm lẫn. Với xe cho người khác mượn, đặc biệt là xe máy dầu, để phòng nhầm lẫn, bạn nên đổ đầy bình nhiên liệu trước khi cho mượn và dặn dò kỹ.
Theo Dân Trí
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì trường hợp xe máy mắc những lỗi dưới đây sẽ không bị xử phạt.
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Bộ Công an đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi để bảo đảm ứng dụng tài khoản định danh điện tử.
Mùa hè là thời điểm mà chiếc xe ô tô dễ "mắc bệnh". Nguyên nhân có thể do thời tiết nắng nóng kéo dài, mưa lớn gây ngập lụt, bụi bẩn... Để tránh những sự cố đáng tiếc khi đang di chuyển, người lái xe cần chủ động tìm hiểu các vấn đề có thể gặp phải và các biện pháp xử lý kịp thời.
Vào những ngày nắng nóng, nhiều người đỗ ô tô dưới trời nắng thường kéo cần gạt mưa phía trước kính lái dựng đứng, tuy nhiên việc làm này có thực sự giúp giảm tác động nhiệt và kéo dài tuổi thọ của cần gạt mưa?
Nếu lọc gió bị tắc, động cơ có thể tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn và xe chạy chậm vì không được thông khí. Do đó, việc chăm sóc bộ lọc gió là một việc cực kỳ cần thiết.
Vô lăng là một trong những bộ phận cần thiết thuộc hệ thống lái xe ô tô. Tuy nhiên, một số tài xế đã gặp phải trường hợp vô lăng rung lắc khi xe di chuyển ở tốc độ cao hoặc có thể bất cứ lúc nào khi nó đi về phía trước. Dưới đây là nguyên nhân cụ thể và tình trạng tay lái ô tô bất ổn định khi lăn bánh.
Bật lửa ga, chai nước, đồ uống có ga, mỹ phẩm,... rất hay được các chủ xe để trong ô tô của mình. Tuy nhiên, đây lại là những vật dụng có thể dẫn tới nguy cơ cháy nổ khi gặp thời tiết nắng nóng.