Vào những ngày nắng nóng, nhiều người đỗ ô tô dưới trời nắng thường kéo cần gạt mưa phía trước kính lái dựng đứng, tuy nhiên việc làm này có thực sự giúp giảm tác động nhiệt và kéo dài tuổi thọ của cần gạt mưa?
Vào những ngày thời tiết nắng nóng, nếu chú ý quan sát bạn sẽ nhận thấy nhiều chủ xe khi đỗ xe dưới trời nắng, không có mái che thường có thói quen dựng đứng cần gạt nước phía trước kính lái.
Nhiều người đỗ ô tô dưới trời nắng thường kéo cần gạt mưa phía trước kính lái dựng đứng
Hiện nay, hầu hết cần gạt mưa trên ô tô thường có cấu tạo gồm phần khung tay gạt làm bằng kim loại và phần lưỡi gạt làm bằng cao su mềm, áp vào kính lái. Nhiều người sử dụng ô tô cho rằng khi đỗ xe dưới trời nắng nóng, cao su của cần gạt nước tiếp xúc với bề mặt kính có nhiệt độ cao sẽ khiến cho cho phần cao su trên đầu lưỡi gạt bị nóng, dẫn đến biến dạng, xuống cấp.
Tuy nhiên, thực tế theo các kỹ thuật viên bảo dưỡng ô tô, việc dựng đứng cần gạt nước phía trước kính lái khi đỗ xe dưới trời nắng nóng cũng không giúp kéo dài tuổi thọ của bộ phận này. Bởi khi lắp ráp, sản xuất một chiếc ô tô, nhà sản xuất đã tính đến tác động của các yếu tố môi trường.
Bên cạnh đó, ngay cả khi được dựng đứng, cần gạt nước không chịu tác động nhiệt từ bề mặt thuỷ tinh của kính lái nhưng cũng sẽ bị nóng lên do nhiệt độ môi trường, cũng như ảnh hưởng từ tia UV của ánh nắng mặt trời.
Không những vậy, thói quen dựng đứng cần gạt nước phía trước kính lái còn khiến cho phần lò xo trên tay gạt bị giãn ra, qua đó làm giảm áp lực của cần gạt lên bề mặt bên ngoài của kính lái, dẫn đến cần gạt không thể làm sạch được bề mặt kính.
Chính vì vậy, người dùng ô tô chỉ nên dựng đứng cần gạt nước phía trước kính lái khi cần vệ sinh, bảo dưỡng hay thay thế chi tiết này. Thực tế giá thành các bộ gạt mưa hiện nay cũng không quá đắt đỏ và dễ tháo lắp để thay thế. Vì vậy, khi lưỡi gạt bị mòn, hay cao su lưỡi gạt bị xuống cấp, biến dạng... các chủ xe có thể mua mới để thay thế.
Theo Thanh Niên
Ấn vào nút khởi động khi xe đang chạy là hành động bị các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không nên làm nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc.
Dưới đây là những phương pháp để sử dụng xe máy điện an toàn, phòng ngừa trường hợp cháy nổ.
Ngủ trong ô tô đôi khi có vẻ thuận tiện, nhưng có những rủi ro rất lớn đi kèm.
Khi di chuyển, nếu xe bị nóng máy, quá nhiệt trong thời gian dài có thể khiến cho động cơ bị hư hại, thậm chí gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Việc tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình huống động cơ ôtô quá nhiệt giúp người dùng phát hiện, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh.
Hệ thống điều hòa, lọc gió lâu ngày không được vệ sinh cùng với việc sàn xe, tấm lót sàn bị ẩm ướt, thức ăn đồ uống rơi trong xe lâu ngày… là những nguyên nhân gây nên mùi ẩm mốc trong khoang nội thất ô tô khi bước vào mùa mưa.
Nếu lọc gió bị tắc, động cơ có thể tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn và xe chạy chậm vì không được thông khí. Do đó, việc chăm sóc bộ lọc gió là một việc cực kỳ cần thiết.
Vô lăng là một trong những bộ phận cần thiết thuộc hệ thống lái xe ô tô. Tuy nhiên, một số tài xế đã gặp phải trường hợp vô lăng rung lắc khi xe di chuyển ở tốc độ cao hoặc có thể bất cứ lúc nào khi nó đi về phía trước. Dưới đây là nguyên nhân cụ thể và tình trạng tay lái ô tô bất ổn định khi lăn bánh.
Bật lửa ga, chai nước, đồ uống có ga, mỹ phẩm,... rất hay được các chủ xe để trong ô tô của mình. Tuy nhiên, đây lại là những vật dụng có thể dẫn tới nguy cơ cháy nổ khi gặp thời tiết nắng nóng.
Nhiều người chưa biết cách lái xe tay ga sao cho đúng, khiến tuổi thọ của dòng xe này bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, dưới đây sẽ là những lưu ý giúp chủ sở hữu xe tay ga thật bền bỉ và hiệu quả.
Nếu đoạn đường đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự.