Nếu lọc gió bị tắc, động cơ có thể tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn và xe chạy chậm vì không được thông khí. Do đó, việc chăm sóc bộ lọc gió là một việc cực kỳ cần thiết.
Khi nào cần thay mới lọc gió động cơ?
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, lọc gió động cơ cần được vệ sinh mỗi 5.000 km và thay mới sau 20.000 km. Tuy nhiên với điều kiện sử dụng thực tế cũng như môi trường ngày một ô nhiễm, chúng ta nên rút ngắn thời hạn kiểm tra chi tiết này.
Nên vệ sinh sau mỗi 3.000 km hoặc mỗi tháng/lần và thay mới sau 15.000 km. Tuy nhiên nếu trong lúc vệ sinh, nếu phát hiện lọc gió bị rách, ẩm mốc hoặc khó làm sạch, đó là lúc tài xế nên thay mới chi tiết này.
Theo nhà sản xuất khuyến cáo của nhà sản xuất, lọc gió động cơ cần được vệ sinh mỗi 5.000 km và thay mới sau 20.000 km
Quy trình vệ sinh lọc gió
Chúng ta hoàn toàn có thể tự vệ sinh lọc gió động cơ ôtô tại nhà trong thời gian cuối tuần rảnh rỗi. Quy trình tự vệ sinh lọc gió động cơ ôtô như sau:
Bước 1: Xác định vị trí lọc gió trong khoang động cơ
Lọc gió thường nằm phía sau cửa hút của động cơ, ngay phía sau lưới tản nhiệt. Chúng ta chỉ cần dò theo đường ống này sẽ đến được vị trí của bộ lọc gió động cơ. Nhà sản xuất thường đặt lọc gió trong một hộp bảo vệ được thiết kế tròn hoặc vuông.
Lọc gió thường nằm phía sau cửa hút của động cơ, ngay phía sau lưới tản nhiệt
Bước 2: Tháo lọc gió khỏi hộp bảo vệ
Tùy thuộc nhà sản xuất mà hộp bảo vệ được thiết kế dạng ngàm giữ hoặc dạng ốc xiết. Chúng được thiết kế đơn giản để có thể dễ dàng tháo ra bằng tay hoặc bằng cờ lê. Lọc gió nằm ngay dưới nắp hộp bảo vệ và chúng ta có thể lấy ra bằng tay.
Bước 3: Vệ sinh lọc gió
Dùng vòi xịt hơi để thổi sạch các bụi bẩn bám trên lọc gió. Xịt từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới. Lưu ý không được làm sạch lọc gió bằng nước hay bất kỳ dung dịch hóa chất làm sạch nào. Ngoài ra, không dùng cọ, chổi hay vật nhọn để chùi sạch các vết bẩn trên lọc gió, vì có thể khiến lớp màng lọc của lọc gió bị rách và mất tác dụng.
Bước 4: Lắp lọc gió trở lại vị trí ban đầu
Trước khi lắp lọc gió về vị trí ban đầu, chúng ta dùng khăn khô lau sạch các bụi bẩn bám bên trong hộp bảo vệ. Sau đó xiết lại các đai ốc hoặc ngàm giữ như lúc ban đầu.
Thu Hà (Theo Cartimes)
Phần lớn người khi mua ô tô mới thường chọn xe màu trắng, tuy nhiên theo một kết quả khảo sát mới đây, đây không phải là màu sắc giúp xe giữ giá tốt nhất khi bán lại sau khoảng 3 năm sử dụng.
Để tránh bị phạt nguội thời gian khi lái xe về quê hay du xuân, người lái xe cần lưu ý 5 lỗi vi phạm giao thông thường gặp.
Để có một chuyến đi an toàn và vui vẻ dịp tết Nguyên đán, các chủ xe cần chú trọng bảo dưỡng các bộ phận này trên xe.
Người học lái xe phải thực hành cả trên ca bin ảo, thí điểm đấu giá biển số đẹp, miễn đăng kiểm lần đầu đối với ô tô mới,... là những chính sách rất đáng chú ý, ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng ô tô sẽ có hiệu lực trong năm mới 2023.
Cục Đăng kiểm Việt Nam khuyến cáo các chủ xe, doanh nghiệp, để giảm thời gian, không phải kiểm định nhiều lần, người dân nên chủ động kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện trước khi đi kiểm định.
Vô lăng là một trong những bộ phận cần thiết thuộc hệ thống lái xe ô tô. Tuy nhiên, một số tài xế đã gặp phải trường hợp vô lăng rung lắc khi xe di chuyển ở tốc độ cao hoặc có thể bất cứ lúc nào khi nó đi về phía trước. Dưới đây là nguyên nhân cụ thể và tình trạng tay lái ô tô bất ổn định khi lăn bánh.
Bật lửa ga, chai nước, đồ uống có ga, mỹ phẩm,... rất hay được các chủ xe để trong ô tô của mình. Tuy nhiên, đây lại là những vật dụng có thể dẫn tới nguy cơ cháy nổ khi gặp thời tiết nắng nóng.
Nhiều người chưa biết cách lái xe tay ga sao cho đúng, khiến tuổi thọ của dòng xe này bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, dưới đây sẽ là những lưu ý giúp chủ sở hữu xe tay ga thật bền bỉ và hiệu quả.
Nếu đoạn đường đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự.
Theo quy định, cảnh sát giao thông chỉ có nghĩa vụ chứng minh vi phạm trước khi xử phạt vi phạm hành chính, còn việc dừng xe để kiểm tra giấy tờ khi kiểm soát giao thông thì không cần chứng minh phương tiện, chủ phương tiện có lỗi.