Dựa theo khoản 1, điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Như vậy xe ô tô là phương tiện giao thông vận tải cơ giới dạng nguồn nguy hiểm cao độ. Và theo điều 601 Bộ luật Dân sự 2015: "Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác". Trường hợp chủ sở hữu xe đã thuê người lái xe (có hợp đồng lao động), thì tài xế phải chịu mọi trách nhiệm bồi thường.
Tuy nhiên dựa theo Khoản 3 Điều 601, trách nhiệm của người lái và chủ sở hữu xe có thể miễn giảm bồi thường khi tai nạn xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, hoặc thiệt hại xảy ta trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Và tại Khoản 4 Điều 601 quy định rõ: "Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người giao phương tiện cho người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại".
Như vậy, nếu chủ xe cho người lái xe mượn mà không rõ mục đích, thì chủ xe sẽ bị liên đới trách nhiệm bồi thường. Do đó chủ xe cần phải cẩn thận và biết chắc người lái sử dụng xe mình đúng mục đích nhằm tránh những hậu quả đáng tiếng xảy ra.
Ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì chủ xe và tài xế lái xe cũng cần xác định về trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn. Theo Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 2009: "Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm."
Trường hợp chủ xe không trực tiếp điều khiển phương tiện thì trách nhiệm sẽ thuộc về tài xế lái xe. Bên cạnh đó, tài xế còn đối mặt với mức phạt tù từ 3 - 10 năm nếu gây ra tai nạn nghiêm trọng trong trường hợp sau:
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Trên kính chắn gió phía sau ô tô thường có những đường kẻ ngang song song nhau… tuy nhiên không phải người dùng ô tô nào cũng hiểu rõ chi tiết này.
Từ tháng 9.2023, người dùng ô tô có thể tra cứu xem ô tô có bị phạt nguội hay không thông qua ứng dụng (app) đặt lịch đăng kiểm vừa được Cục Đăng kiểm Việt Nam cập nhật, để tránh trường hợp mang ô tô đi đăng kiểm nhưng không được đăng kiểm do "dính" phạt nguội.