Nếu đoạn đường đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự.
Biển báo giao thông chia thành 5 nhóm cơ bản
Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo giao thông hiện nay được chia thành 5 nhóm cơ bản sau:
- Biển báo cấm: Nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.
- Biển hiệu lệnh: Nhóm biển dùng để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt) nếu không sẽ bị phạt.
- Biển báo nguy hiểm và cảnh báo: Nhóm biển báo hiệu cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời.
- Biển chỉ dẫn: Nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông
- Biển phụ, biển viết bằng chữ: Nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm và cảnh báo, biển báo chỉ dẫn hoặc được sử dụng độc lập.
Quy định về hiệu lực của biển báo giao thông
Thứ tự hiệu lực của biển báo giao thông trong hệ thống báo hiệu được xác định theo Điều 4 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT như sau:
Nếu đoạn đường đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự sau:
1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông.
4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
Trường hợp có cả biển báo hiệu cố định và biển báo tạm thời có ý nghĩa khác nhau thì chấp hành hiệu lệnh của biển báo tạm thời.
Bên cạnh đó, Điều 19 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT cũng quy định thêm về hiệu lực của các biển báo như sau:
- Các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn: Có giá trị hiệu lực trên các làn đường của chiều xe chạy.
- Các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh: Có giá trị hiệu lực trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.
- Biển báo khi sử dụng độc lập: Phải tuân theo ý nghĩa của biển báo. Biển báo sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu thì tuân theo hiệu lệnh đèn tín hiệu trước rồi đến biển báo.
Theo Lao Động
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì trường hợp xe máy mắc những lỗi dưới đây sẽ không bị xử phạt.
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Bộ Công an đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi để bảo đảm ứng dụng tài khoản định danh điện tử.
Theo quy định, cảnh sát giao thông chỉ có nghĩa vụ chứng minh vi phạm trước khi xử phạt vi phạm hành chính, còn việc dừng xe để kiểm tra giấy tờ khi kiểm soát giao thông thì không cần chứng minh phương tiện, chủ phương tiện có lỗi.
Ánh nắng mặt trời tác động trực tiếp lên ô tô dễ khiến bề mặt sơn, bộ phận gạt mưa... nhanh xuống cấp, bên cạnh đó nhiệt độ trong khoang nội thất tăng cao cũng sẽ làm các bộ phận dễ hư hỏng.
Giá xăng tăng chóng mặt chắc chắn khiến bạn phải thường xuyên theo dõi mức độ hao xăng của chiếc ô tô mình đang đi, nhất là xe cũ. Những việc cần làm sau đây là cần thiết nếu bạn thấy xe có vấn đề.
Đeo tai nghe khi tham gia giao thông là lỗi mà nhiều người gặp phải và đây là mức phạt cần biết.
Các tài xế có thể dễ dàng tra cứu thông tin phạt nguội cho xe của mình thông qua các phần mềm tra cứu của Cục Cảnh sát giao thông, Sở Giao thông vận tải…