Khi sử dụng cả hai chân, tài xế sẽ rất dễ nhầm lẫn chân nào phanh, chân nào ga khi gặp tình huống nguy hiểm.
Vì sao không nên sử dụng 2 chân khi lái xe số tự động?
Các nhà sản xuất ô tô đều khuyến cáo, người lái xe số tự động chỉ nên sử dụng chân phải để đạp chân ga và chân phanh, chân trái nghỉ. Mặc dù vậy, không ít bác lại có thói quen dùng chân trái để đạp phanh, chân phải để đạp ga. Đây là thói quen rất tai hại, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, do đó cần loại bỏ ngay.
Có 2 nguyên nhân chính khiến các nhà sản xuất cũng như các chuyên gia khuyến cáo tài xế không nên sử dụng 2 chân khi lái xe số tự động mà chỉ nên dùng chân phải:
Thứ nhất là về mặt thiết kế của xe
Trên xe số tự động, chân ga và chân phanh được thiết kế lệch về bên phải. Do vậy khi lái, nếu các bác sử dụng chân trái là sai tư thế, có thể phải vặn người, vẹo cột sống khi lái.
Thứ hai, về mặt vận hành
Sử dụng cả 2 chân khi lái xe số tự động sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng đạp đồng thời cả ga và phanh khi di chuyển trên đường. Thói quen này của người lái khiến phanh phải làm việc liên tục, dễ nóng đỏ, mất tác dụng. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân khiến cho hiệu suất xe giảm, tăng mức nhiên liệu tiêu thụ.
Sử dụng cả 2 chân khi lái xe số tự động sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng đạp đồng thời cả ga và phanh khi di chuyển trên đường
Quan trọng hơn, việc sử dụng cả 2 chân khi lái xe số tự động thì trong những tình huống bất ngờ, theo phản xạ, tài xế sẽ đạp cả 2 chân, làm giảm khả năng dừng xe, nguy cơ xảy ra tai nạn vì thế rất cao.
Các kỹ thuật lái xe số tự động
Với những người mới bắt đầu làm quen với vô lăng các dòng xe số tự động là lựa chọn ưu tiên bởi sự tiện dụng, nhưng để đảm bảo an toàn người lái cần tìm hiểu về các kỹ thuật khi lái xe số tự động.
Thiết kế bàn đạp trên xe số tự động
Điều đầu tiên cần ghi nhớ khi sử dụng xe số tự động chính là tìm vị trí của chân ga và chân phanh. Hãy quan sát kỹ và ghi nhớ vị trí của chúng để tránh nhầm lẫn trong quá trình lái xe.
Với xe số tự động, phần chân phanh nằm bên trái, chân ga bên phải. Khi lái xe chỉ nên sử dụng chân phải để đạp phanh hoặc ga. Còn chân trái nên đặt vào bệ để chân chứ không dùng để lái xe. Hãy bỏ qua thói quen khi lái xe sử dụng cả hai chân như khi điều khiển xe số sàn trước đó.
Các ký hiệu trên hộp số tự động
Để việc lái xe được an toàn, người lái cũng cần tìm hiểu những ký hiệu trên hộp số tự động. Ghi nhớ những ký hiệu cơ bản trên cần số tự động này sẽ giúp việc điều khiển xe dễ dàng, thuận lợi và an toàn hơn.
Số D: Viết tắt từ DRIVE, tức là lái xe theo hướng phía trước
Số R: Viết tắt từ REVERSE, đây là lệnh chỉ dẫn người lái điều khiển xe theo hướng lùi.
Số N: Hay còn được gọi là MO và được sử dụng khi xe dừng đèn đỏ, ngã tư. Khi chuyển cần số cần đảm bảo giữ chân phanh để tránh xe bị lùi sau hoặc tiến về trước.
Số P: Một số dòng xe có thể yêu cầu đạp phanh trước khi thực hiện chuyển sang một số khác. Số P sẽ được sử dụng khi xe đứng yên bởi nó có thể khóa hộp số.
Số 1 (chức năng tương tự L, 2): Người lái sẽ sử dụng số 1 khi đang điều khiển xe trong thời tiết xấu, các đoạn đường sình lầy, đồi dốc nhằm tăng tốc xe.
Số 2: Số 2 được áp dụng khi lái xe trong thời tiết xấu, vượt xe khác hoặc cần nhiều sức mạnh hơn. Người lái sẽ chuyển từ trạng thái số 1 sang số 2.
Số S: Viết tắt của từ SPORT, đây là chế độ lái thể thao được thiết kế trên xe số tự động.
Thu Hà - Theo Cartimes
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Nếu như với các đám cháy thông thường, chỉ cần cắt nguồn cung cấp oxy và hạ nhiệt là có thể kiểm soát được ngọn lửa, thì với xe điện dùng pin lithium-ion, phải dùng cách khác.
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Trên kính chắn gió phía sau ô tô thường có những đường kẻ ngang song song nhau… tuy nhiên không phải người dùng ô tô nào cũng hiểu rõ chi tiết này.
Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền dừng phương tiện trong bốn trường hợp, việc dừng phải đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Người điều khiển cần nắm được các trường hợp CSGT được dừng xe ô tô để đảm bảo quyền lợi và cư xử đúng luật.
Kẹt chân ga là tình huống nguy hiểm khi xe đang di chuyển. Gặp trường hợp này, ô tô có thể mất lái, dẫn đến sự cố va chạm đáng tiếc. Vì vậy, dưới đây là những lưu ý để xử trí tình thế này.
Mùa đông, ô tô cần được chăm sóc kỹ càng và thường xuyên bởi thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ xuống thấp làm xe hay gặp sự cố hơn. Cần lưu ý một số điểm sau khi chăm sóc ô tô vào mùa đông.
Nếu dừng đèn đỏ mà vượt quá vạch giới hạn, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt hành chính và liệu CSGT có cần chứng minh hình ảnh?
Bẻ hoặc trộm gương ô tô không chỉ khiến chủ xe bị tổn thất về tài sản mà còn tốn thời gian, chi phí để mang phương tiện đi lắp đặt mới. Do vậy, nắm rõ cách bảo vệ gương xe ô tô giúp chủ sở hữu bảo quản tài sản một cách hiệu quả.