Đi xe không chính chủ: Khi nào bị CSGT xử phạt? Khi nào cần sang tên?

Cập nhật: 3 năm trước
Lượt xem: 0

Nhiều người vẫn hiểu sai khái niệm "đi xe không chính chủ", dẫn tới tâm lý hoang mang, nơm nớp lo bị CSGT xử phạt, thậm chí có người tỏ thái độ bất bình cho dù thực tế chưa hề bị phạt.

Đi xe không chính chủ: Khi nào bị CSGT xử phạt? Khi nào cần sang tên?

Thông tin từ 1/1/2022, CSGT bắt đầu phạt lỗi đi xe không chính chủ khiến nhiều người dân hoang mang, lo sẽ bị phạt nếu đi xe mượn (Ảnh: Tiến Nguyên).

Đi xe đứng tên người khác có bị phạt không?

Trước tiên, cần xác định đúng khái niệm "đi xe không chính chủ". Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chỉ những trường hợp mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là các loại xe ô tô, xe mô-tô, xe gắn máy... mà không làm thủ tục sang tên mới bị xử phạt.

Như vậy, người dân có thể tham gia giao thông bằng xe mượn hợp pháp từ bạn bè, người thân mà không bị phạt về lỗi xe không chính chủ.

Khi nào cần làm thủ tục sang tên chính chủ?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.

Nếu không thực hiện sang tên trong thời hạn 30 ngày, người sử dụng xe sẽ bị phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. 

Cụ thể, xe máy sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng đối với chủ sở hữu là cá nhân, từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng đối với chủ sở hữu là tổ chức. Xe ô tô bị phạt tiền 2-4 triệu đồng với cá nhân, và 4-8 triệu đồng với tổ chức.

Ngoài ra, Nghị định số 123/2021 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 100/2019/NĐ-CP còn bổ sung hành vi vi phạm đối với lỗi không làm thủ tục đổi lại giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe. Mức phạt tương tự như trên.

Khi nào CSGT xử phạt lỗi xe không chính chủ?

Theo Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe sau khi chuyển quyền sở hữu chỉ được thực hiện qua 2 cách sau:

- Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

- Công tác đăng ký xe.

Như vậy, nếu trong quá trình giải quyết vụ tai nạn giao thông mà phát hiện chủ xe đã chuyển quyền sở hữu nhưng chưa sang tên hoặc đi sang tên sau thời hạn 30 ngày, CSGT mới được phép phạt chủ xe lỗi không chính chủ.

Trường hợp khi tham gia giao thông mà bị CSGT gọi vào kiểm tra hành chính, người điều khiển chỉ cần xuất trình đầy đủ giấy tờ gồm:

- Giấy đăng ký xe.

- Bằng lái xe.

- Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

- Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Trong trường hợp này, dù thấy tên trên giấy đăng ký xe không phải là người điều khiển phương tiện, CSGT cũng không được phép xử phạt vi phạm lỗi không chính chủ.

Nếu cố tình xử phạt, CSGT sẽ bị coi là thực hiện trái quy định. Khi đó, người bị xử phạt có thể gọi điện trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng Bộ Công an: 06923.42593 hoặc khiếu nại đến đơn vị mà chiến sĩ CSGT đang làm việc để đòi lại quyền lợi.

Tuy nhiên, không nên vì những lý do trên mà chủ sở hữu xe xem nhẹ việc thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu xe, đặc biệt là xe máy. Trên thực tế, việc chủ sở hữu xe không làm thủ tục sang tên chính chủ sẽ dễ gặp rủi ro khi xảy ra tai nạn hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan tới chiếc xe.

Cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào người đứng tên sở hữu phương tiện để tiến hành xác minh về trách nhiệm, nên trong nhiều trường hợp, người đứng tên chủ sở hữu phương tiện sẽ gặp phải rắc rối không đáng có.

Theo Dân Trí


Tin Liên quan

Cháy xe điện, vì sao khó dập lửa?

Cháy xe điện, vì sao khó dập lửa?

0

Nếu như với các đám cháy thông thường, chỉ cần cắt nguồn cung cấp oxy và hạ nhiệt là có thể kiểm soát được ngọn lửa, thì với xe điện dùng pin lithium-ion, phải dùng cách khác.

Làm theo mẹo vệ sinh ô tô trên TikTok, coi chừng hư xe

Làm theo mẹo vệ sinh ô tô trên TikTok, coi chừng hư xe

43

Một số mẹo vệ sinh ô tô đang lan truyền trên nền tảng TikTok có thể giúp bạn làm sạch nội thất xe nhưng về lâu dài sẽ gây hư hỏng thiết bị của ô tô.

Những tác hại khi đổ dư dầu động cơ xe ô tô

Những tác hại khi đổ dư dầu động cơ xe ô tô

65

Dầu nhớt có vai trò rất quan trọng với động cơ ô tô, giúp bôi trơn và làm mát các chi tiết bên trong động cơ.

Ô tô có hiện tượng bồng bềnh khi di chuyển là vì đâu?

Ô tô có hiện tượng bồng bềnh khi di chuyển là vì đâu?

62

Xe ô tô bồng bềnh, chòng chành mang đến cảm giác lái không yên tâm và kém an toàn, làm giảm trải nghiệm của người lái xe.

Chậm nộp phạt nguội có phải nộp lãi hay không?

Chậm nộp phạt nguội có phải nộp lãi hay không?

67

Nhiều người thắc mắc khi nhận biên bản phạt nguội mà chậm đóng có bị nộp lãi hay không?

Kỹ thuật rẽ trái an toàn khi lái xe ô tô trong thành phố

Kỹ thuật rẽ trái an toàn khi lái xe ô tô trong thành phố

559
Trong thành phố mật độ xe cộ lưu thông lớn khiến người lái gặp nhiều khó khăn khi rẽ trái. Tham khảo kỹ thuật rẽ trái an toàn khi lái xe ô tô trong thành phố được chia sẻ ngay dưới đây.
Làm gì khi đại lý ô tô hủy cọc, tăng giá đột xuất?

Làm gì khi đại lý ô tô hủy cọc, tăng giá đột xuất?

223
Không có ít trường hợp mặc dù khách đã đặt cọc trước khi mua xe nhưng đại lý ô tô vẫn hủy cọc, hoặc ô tô đột ngột tăng giá buộc khách phải rút lại tiền cọc hoặc phải trả thêm tiền.
Xe tay ga Suzuki Saluto 125 dáng cổ điển, tham vọng cạnh tranh Vespa

Xe tay ga Suzuki Saluto 125 dáng cổ điển, tham vọng cạnh tranh Vespa

284
Mẫu xe tay ga mới nhất của Suzuki mang tên Saluto sở hữu kiểu dáng thiết kế cổ điển mang phong cách châu Âu, kết hợp nhiều tính năng, công nghệ và động cơ 125 phân khối... được xem là đối thủ mới của Vespa LX 125.
9 Nguyên nhân cháy xe ô tô chiếm tỷ lệ cao nhất bạn cần biết

9 Nguyên nhân cháy xe ô tô chiếm tỷ lệ cao nhất bạn cần biết

98
Thời gian gần đây có khá nhiều vụ cháy nổ xe ô tô, điều này gây lo lắng cho nhiều người. Bất kỳ chiếc ô tô nào dù mới hay cũ cũng có khả năng chập cháy và dưới đây là những nguyên nhân có nguy cơ gây cháy nổ chiếm tỉ lệ cao nhất bạn cần phải biết.