Bao lâu thì nên thay cốc lọc dầu ô tô?

Cập nhật: 2 tuần trước
Lượt xem: 5

Dù chỉ là bộ phận nhỏ nhưng cốc lọc dầu có vai trò rất quan trọng với quá trình vận hành xe ô tô.

Cốc lọc dầu là gì?

Cốc lọc dầu ô tô có chức năng lọc dầu bôi trơn cho ô tô, giúp xe vận hành trơn tru hơn trong quá trình sử dụng. Người dùng cần thay thế cốc lọc dầu định kỳ, sử dụng cốc lọc dầu chính hãng, đảm bảo chất lượng.

Cốc lọc dầu thường có hình trụ và hình cốc với kích thước nhỏ, nằm phía dưới động cơ ô tô với chức năng lọc tạp chất, bụi bẩn, cặn dầu…để dầu xe đủ độ sạch trước khi bôi trơn và làm mát động cơ. Nhờ có cốc lọc dầu, hệ thống bôi trơn được bảo vệ, các chi tiết bên trong động cơ giảm hao mòn, đồng thời giúp xe tiết kiệm nhiên liệu.

Cốc lọc dầu là gì?

Cốc lọc dầu ô tô được cấu tạo từ các bộ phận chính bao gồm van 1 chiều, phần tử lọc (chứa màng lọc với các lớp phin xếp gấp), van an toàn và cốc lọc dầu (vỏ bọc bên ngoài). Phần tử lọc được làm từ nhiều chất liệu như kim loại, giấy, nỉ hoặc là lõi lọc ly tâm. Trong khi đó, cốc lọc dầu thường được phủ một lớp sơn bên ngoài với tác dụng chống ăn mòn, bảo vệ bộ lọc dầu khỏi tác động nhiệt khi động cơ hoạt động.

Về nguyên lý hoạt động, đầu tiên bầu lọc tiếp nhận dầu bôi trơn, dưới tác động của van một chiều, dầu sẽ chạy dọc 2 bên thành bộ lọc tới lõi giữa bầu lọc. Tại vị trí này, phần tử lọc sẽ giữ lại tạp chất: bụi bẩn, cặn dầu và tạp chất sinh ra trong quá trình hoạt động của động cơ.

Bao lâu thì nên thay cốc lọc dầu?

Là bộ phận làm nhiệm vụ lọc sạch tạp chất trong dầu, do đó, cốc lọc dầu sẽ bị đóng cặn sau một thời gian sử dụng. Nếu không được thay thế kịp thời, cốc có thể bị tắc và làm giảm khả năng bôi trơn của dầu đến các động cơ.

Các chuyên gia giàu kinh nghiệm về chăm sóc và bảo dưỡng ô tô khuyến cáo cốc lọc dầu cần được thay thế định kỳ sau khoảng mỗi 10.000 km. Điều này đảm bảo cho xe hoạt động trơn tru và tránh gặp phải những hỏng hóc không đáng có.

Ngoài ra, để quá trình thay cốc lọc dầu ô tô diễn ra dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất, dầu cần được thay trước khi tiến hành tháo cốc lọc dầu cũ và thay mới. Sau đó, dùng khăn vải sạch để vệ sinh phần tiếp xúc giữa cốc lọc với động cơ trước khi thay cốc.

Trên thị trường, cốc lọc dầu có nhiều loại với những thông số kỹ thuật riêng. Do đó, chủ xe cần xem xét đúng kích thước cốc lọc đã được các hãng xe cung cấp trước khi tiến hành thay thế. Đặc biệt, không thay cốc lọc dầu khi động cơ còn nóng và nên chờ động cơ nguội khoảng 5 phút.

Cốc lọc dầu ô tô cần được thay thế định kỳ sau khoảng mỗi 10.000 km. (Ảnh minh họa)

Cốc lọc dầu ô tô cần được thay thế định kỳ sau khoảng mỗi 10.000 km. (Ảnh minh họa)

Để quá trình thay cốc lọc dầu hiệu quả, đảm bảo chất lượng, chủ xe nên đến các đại lý, showroom, xưởng dịch vụ uy tín. Tại đây, bên cạnh đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn thì cũng là nơi cung cấp các sản phẩm chính hãng và đảm bảo chất lượng.

Tác hại khi không thay cốc lọc dầu định kỳ

Cốc lọc dầu không được thay mới theo định kỳ là nguyên nhân dẫn đến các phin lọc dầu bị đóng cặn, hậu quả làm tắc phin lọc. Nghiêm trọng hơn, nếu cặn bẩn quá nhiều có thể khiến màng lọc bị thủng, rách. Khi đó, cốc lọc dầu không còn khả năng lọc sạch, dầu bẩn sẽ đi ngược vào và gây hại cho động cơ.

Ngoài ra, việc cốc lọc dầu không được thay mới sẽ khiến dầu nhớt bị bẩn đồng nghĩa với việc những tác dụng như bôi trơn, làm mát, làm sạch, chống gỉ…đều không đạt hiệu quả mong muốn. Lúc này, động cơ không được làm sạch sẽ tạo ma sát mạnh và khiến các chi tiết bị hao mòn nhanh hơn.

Theo VTC News


Tin Liên quan

Khi đang chạy, bấm nút khởi động ô tô sẽ thế nào?

Khi đang chạy, bấm nút khởi động ô tô sẽ thế nào?

2

Ấn vào nút khởi động khi xe đang chạy là hành động bị các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không nên làm nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc.

Những biện pháp phòng ngừa cháy nổ xe máy điện

Những biện pháp phòng ngừa cháy nổ xe máy điện

5

 Dưới đây là những phương pháp để sử dụng xe máy điện an toàn, phòng ngừa trường hợp cháy nổ. 

Vì sao không nên ngủ trong ô tô, kể cả mở cửa không bật điều hòa?

Vì sao không nên ngủ trong ô tô, kể cả mở cửa không bật điều hòa?

3

Ngủ trong ô tô đôi khi có vẻ thuận tiện, nhưng có những rủi ro rất lớn đi kèm.

Những cách xử lý tình huống động cơ ô tô quá nhiệt

Những cách xử lý tình huống động cơ ô tô quá nhiệt

4

Khi di chuyển, nếu xe bị nóng máy, quá nhiệt trong thời gian dài có thể khiến cho động cơ bị hư hại, thậm chí gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Việc tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình huống động cơ ôtô quá nhiệt giúp người dùng phát hiện, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh.

Mẹo loại bỏ mùi ẩm mốc trong khoang nội thất ô tô

Mẹo loại bỏ mùi ẩm mốc trong khoang nội thất ô tô

8

Hệ thống điều hòa, lọc gió lâu ngày không được vệ sinh cùng với việc sàn xe, tấm lót sàn bị ẩm ướt, thức ăn đồ uống rơi trong xe lâu ngày… là những nguyên nhân gây nên mùi ẩm mốc trong khoang nội thất ô tô khi bước vào mùa mưa.

Chuyển từ D về N khi ô tô đang chạy: Kỹ sư bảo có, sách bảo không?

Chuyển từ D về N khi ô tô đang chạy: Kỹ sư bảo có, sách bảo không?

11

Một kỹ sư cho rằng, việc chuyển cần số về N trước khi đạp phanh để dừng xe sẽ mang lại trải nghiệm dễ chịu và đỡ hại hộp số hơn, tuy nhiên nhiều tài liệu sử dụng xe lại cảnh báo không được làm như vậy.

5 phụ kiện có thể gây nguy hiểm cho người dùng khi trang bị trên ô tô

5 phụ kiện có thể gây nguy hiểm cho người dùng khi trang bị trên ô tô

10

Có những loại phụ kiện như chốt dây an toàn, đồ trang trí trên bảng táp-lô hay đệm ghế sau… khi được trang bị trên ô tô có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến an toàn của người dùng.

Ô tô bị kẹt chân ga lúc đang chạy, xử lý thế nào?

Ô tô bị kẹt chân ga lúc đang chạy, xử lý thế nào?

9

Sự cố kẹt chân ga xe ô tô khi đang di chuyển là "cơn ác mộng" của lái xe. Trong tình huống này, hoảng loạn dễ làm xe rơi vào trạng thái mất kiểm soát, lái xe cần bình tĩnh xử lý nhằm hạn chế tai nạn.

Những việc phải làm ngay nếu ô tô cũ của bạn đang rất hao xăng

Những việc phải làm ngay nếu ô tô cũ của bạn đang rất hao xăng

23

Giá xăng tăng chóng mặt chắc chắn khiến bạn phải thường xuyên theo dõi mức độ hao xăng của chiếc ô tô mình đang đi, nhất là xe cũ. Những việc cần làm sau đây là cần thiết nếu bạn thấy xe có vấn đề.

4 thói quen tài xế nên bỏ ngay nếu không muốn phanh ô tô nhanh xuống cấp

4 thói quen tài xế nên bỏ ngay nếu không muốn phanh ô tô nhanh xuống cấp

14

Dù chỉ là những thói quen tưởng chừng vô hại của tài xế, tuy nhiên nếu không thay đổi, về lâu dài, hệ thống phanh ô tô sẽ nhanh bị xuống cấp, hư hỏng.