Chủ xe cần tiến hành kiểm tra và thay cảm biến báo mức nước kính ô tô khi thấy đèn báo lỗi trên táp-lô nhằm đảm bảo tầm nhìn tốt nhất.
Cảm biến báo mức nước kính ô tô là gì?
Đây là một thiết bị cảnh báo mực nước trong bình chứa của hệ thống làm sạch kính xe ô tô. Công cụ này giúp chủ phương tiện nhận biết khi nào mực nước rửa kính trong bình chứa cạn dần và cần được đổ đầy. Kính chắn gió thiếu nước làm sạch có thể bị bụi bẩn bám vào, gây cản trở tầm nhìn của chủ xe một cách đáng kể.
Như vậy, cảm biến báo mức nước kính ô tô góp phần quan trọng trong quá trình người lái điều khiển phương tiện di chuyển an toàn.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến báo mức nước kính ô tô
Thiết bị cảm biến được đóng 1 mạch điện để đèn cảnh báo kết nối với giá trị mức nước rửa kính được định trước (tương ứng với lượng nước dự trữ), thông qua đường dây điện.
Nếu thiết bị cảm biến báo mức nước rửa kính ô tô bị hư hỏng, chủ phương tiện sẽ không biết được chính xác khi nào nước đã hết để tiến hành bổ sung kịp thời
Đường dây kết nối với đèn cảnh báo được gắn trên bảng điều khiển. Thiết bị đèn cảnh báo sáng lên để giúp chủ phương tiện biết khi nhiên liệu đã giảm đến mức dự trữ nhất định hoặc đã được sử dụng hết; từ đó tiến hành thay cảm biến báo mức nước kính ô tô kịp thời, tiết kiệm nguồn chi phí thay máy bơm nước khá tốn kém.
Các dấu hiệu cho thấy cảm biến báo mức nước kính ô tô có vấn đề
Nếu thiết bị cảm biến báo mức nước rửa kính ô tô bị hư hỏng, chủ phương tiện sẽ không biết được chính xác khi nào nước đã hết để tiến hành bổ sung kịp thời. Trong trường hợp hệ thống phun nước để vệ sinh kính xe không có đủ lượng chất lỏng trong bình chứa, máy bơm có thể bị quá nhiệt và gặp trục trặc.
Để tiết kiệm chi phí, tránh tốn kém khi thay thế và sửa chữa thiết bị làm sạch kính xe, người lái cần nhận biết các dấu hiệu cảnh báo cho thấy cảm biến báo mức nước kính ô tô có vấn đề, để tiến hành thay cảm biến báo mức nước kính ô tô kịp thời. Ví dụ như đèn cảnh báo không sáng hoặc đèn cảnh báo luôn sáng, tiếng ồn lạ phát ra từ máy bơm của hệ thống.
Cách kiểm tra cảm biến nước rửa kính ô tô
Bước 1: Xác định chính xác vị trí lắp đặt của thiết bị cảm biến
Trước khi xác định vị trí của cảm biến, người lái nên tắt máy xe và chờ đợi vài phút cho các động cơ nguội hẳn; tiếp đó, tiến hành tìm kiếm vị trí két nước rửa kính cùng thiết bị cảm biến bằng cách tháo dỡ phần vỏ nằm ngay bên dưới đầu xe ô tô.
Bước 2: Tiến hành tháo bộ cảm biến mức nước rửa kính
Bộ cảm biến báo lượng nước rửa kính xe thường được lắp đặt ở phía dưới chân két nước. Thiết bị này được liên kết bảng điều khiển bằng 1 sợi dây nguồn. Muốn tháo bộ cảm biến để tiến hành thay cảm biến báo mức nước kính ô tô mới, người lái xe cần sử dụng đến tua - vít có hình đầu dẹt.
Bước 3: Thay thiết bị cảm biến mới
Trước khi thay mới, chủ phương tiện cần kiểm tra thiết bị cảm biến có thực sự gặp vấn đề hay không bằng đồng hồ vạn năng chuyên dụng. Ngay khi xác định được hệ thống cảm biến đã bị hư hỏng, hãy tiến thành thay thiết bị mới và lắp đặt vào bình chứa nước rửa kính như cũ.
Sau khi lắp thiết bị cảnh báo mức nước rửa kính vào bình chứa, người điều khiển xe cần kiểm tra xem đèn cảnh báo có bật sáng hay không. Nếu đèn tắt khi nước trong bình đã được tiếp đầy, thì hệ thống cảm biến đã được lắp đặt chính xác và vận hành hiệu quả.
Bước 4: Theo dõi khả năng hoạt động của thiết bị cảm biến mới
Kính chắn gió nếu không được làm sạch sẽ gây cản trở tầm nhìn, gây nguy hiểm trong quá trình điều khiển xe tham gia giao thông. Việc kiểm tra và thay cảm biến báo mức nước kính ô tô không những làm tăng tuổi thọ của máy bơm nước, giảm thiểu chi phí sửa chữa; đồng thời, giúp cho quá trình lưu thông của phương tiện diễn ra an toàn.
Thu Hà - Theo Cartimes
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì trường hợp xe máy mắc những lỗi dưới đây sẽ không bị xử phạt.
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Bộ Công an đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi để bảo đảm ứng dụng tài khoản định danh điện tử.
"Ba giây xanh thì bỏ, ba giây đỏ thì đi" là kinh nghiệm được đúc kết trên thực tế của nhiều tài xế để ứng xử khi gặp đèn tín hiệu giao thông trên đường, vừa đảm bảo an toàn lại vẫn tiết kiệm được thời gian.
Khi sử dụng cả hai chân, tài xế sẽ rất dễ nhầm lẫn chân nào phanh, chân nào ga khi gặp tình huống nguy hiểm.
Khi nhiệt độ hạ xuống thấp, một số bộ phận của xe máy có thể sẽ hoạt động thiếu trơn tru. Và dưới đây là những khó khăn khi sử dụng xe máy vào mùa lạnh và mẹo để cải thiện tình trạng này.
Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền dừng phương tiện trong bốn trường hợp, việc dừng phải đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Người điều khiển cần nắm được các trường hợp CSGT được dừng xe ô tô để đảm bảo quyền lợi và cư xử đúng luật.
Kẹt chân ga là tình huống nguy hiểm khi xe đang di chuyển. Gặp trường hợp này, ô tô có thể mất lái, dẫn đến sự cố va chạm đáng tiếc. Vì vậy, dưới đây là những lưu ý để xử trí tình thế này.