Mức độ nhạy của tay lái của ô tô được xác định thông qua 3 yếu tố chính cụ thể như sau:
Mức độ nặng của tay lái là lực mà người lái cần sử dụng để có thể tác động lên vô lăng trong quá trình điều khiển ô tô. Nếu tay lái quá nhẹ thì khiến người lái khó giữ cân bằng khi đi trên những đoạn đường thẳng. Còn nếu tay lái ô tô bị nặng sẽ mang đến cảm giác mệt mỏi cho người lái. Mức độ nặng của tay lái phù hợp khi không quá nặng hay quá nhẹ để người lái cảm thấy thoải mái khi điều khiển.
Trên những chiếc xe ô tô dân dụng thông thường thì bánh lái được kết nối với bánh xe thông qua các bánh răng khớp, do đó việc bẻ lái qua trái hay qua phải cũng có thể cần đến nhiều thao tác. Và một chiếc xe được đánh giá mang lại cảm giác tốt khi cho phép bẻ lái nhanh, chỉ cần một tác động nhẹ nhàng lên bánh lái.
Tay lái là chức năng liên kết cơ khí giữa người lái và hệ thống bánh xe. Những cảm nhận khi điều khiển vô lăng của người lái sẽ phản ánh về độ an toàn và lực bám giữa lốp với mặt đường. Chiếc ô tô mang lại trải nghiệm tốt nếu mang đến cho người lái cảm nhận một lực nhẹ được tác động lên vô lăng khi học lái ở vận tốc cao. Dựa vào yếu tố này người lái giàu kinh nghiệm có thể biết được họ có nên lái xe nhanh hơn và có thể bẻ lái mạnh hơn hay cần đi chậm lại và phải bẻ lái nhẹ nhàng.
Phanh xe là bộ phận rất quan trọng để có thể kiểm soát một chiếc xe. Để đánh giá hệ thống phanh dựa vào 2 tiêu là độ nhạy và độ nhanh. Độ nhạy tốt thì xe sẽ cho phản ứng ngay lập tức khi nhấn phanh. Độ nhanh là mức độ lực dùng để nhấn chân phanh sẽ cho ảnh hướng đến cách thức mà phanh hoạt động. Điều này là khi người lái nhấn chân phanh nhẹ thì xe sẽ dừng từ từ, nếu nhấn phanh mạnh xe sẽ dừng ngay lập tức. Và độ nhanh sẽ không gây hiện tượng cướp nhanh khi người lái không có chủ đích thực hiện điều đó. Bên cạnh đó tiêu chí này được sử dụng để kiểm tra phanh xe ô tô để đảm bảo an toàn khi lái xe.
Độ bám đường của bánh xe là tiêu chí để đánh giá mức độ bám của bánh xe so với mặt đường khi vào cua. Và tiêu chí này được đánh giá thông qua cảm giác của người lái khi vào cua với tốc độ cao. Khi đó, lốp xe và hệ thống treo sẽ giúp bánh xe có thể bám mặt đường, nếu độ bám càng cao thì xe sẽ cho khả năng chịu lực lớn cho đến khi trượt ra khỏi đường đi.
Hệ thống treo được thiết kế để phần nào mang đến cho người lái trải nghiệm thoải mái khi lái xe. Nhưng công dụng chính vẫn là giúp 4 bánh xe ô tô tiếp xúc với mặt đường tốt hơn. Khi di chuyển trên các khúc cua thì một chiếc ô tô không thể hoàn toàn đứng thẳng. Độ nghiêng sẽ lớn hơn đối với những chiếc xe cao hoặc sử dụng lò xo mềm. Do đó nên xe càng lớn, càng cao thì lò xo lại cần phải có thiết kế cứng hơn để giảm thiểu độ nghiêng này.
Động cơ là bộ phận nặng nhất của một chiếc xe. Hiện các hãng xe hơi thường đặt động cơ ở phần đầu xe và thiết kế phân tán các chi tiết khác cho phần đuôi hoặc giữa xe, điều này giúp khối lượng được phân bổ đều hơn lên 4 bánh của chiếc xe. Nếu chiếc xe có phần đầu quá nặng sẽ dễ rơi vào tình trạng thiếu lái, còn khi phần đuôi nặng thì dễ bị thừa lái. Do đó để đánh giá chiếc ô tô mang lại cảm giác tốt thì tiêu chí phần cấu tạo phải được bố trí và phân phối cân đối là không thể thiếu.
Hiện tượng thiếu lái là xe ô tô bị trượt lên phía trước khi người lái bẻ lái mạnh ở vận tốc cao. Đây là dấu hiệu chứng tỏ xe đã vượt quá giới hạn cho phép về khả năng bám đường. Khi gặp hiện tượng thiếu lái, thì người lái nên nhả ga ngay lập tức và cùng với đó cần điều khiển xe quay lại cung đường.
Ở các dòng xe hiện đại thường gặp hiện tượng "thiếu lái tự nhiên", để tránh hiện tượng này người lái xe nên cảm nhận và giảm tốc độ khi đi vào các khúc cua. Nếu như vẫn sử dụng phanh và tăng tốc thì có thể dẫn đến hiện tượng thừa lái.
Hiện tượng thừa lái xảy ra khi ô tô có độ bám đường phía trước tốt hơn phía sau, gây ra khuynh hướng chiếc xe bị xoay tròn. Những mẫu xe thế hệ mới đã được thiết kế để giảm thiểu hiện tượng thừa lái và mang lại cảm giác lái tốt hơn.
Hệ thống giảm xóc của xe ô tô được thiết kế tùy thuộc vào khối lượng và ý đồ của nhà sản xuất muốn người dùng điều khiển xe như thế nào. Vì vậy để giúp hạn chế cho xe bị nảy lên khi va chạm trên đường thì hệ thống giảm xóc trên những chiếc xe thể thao thường được sử dụng lò xo cứng.
Trong khi đó các lò xo mềm lại có tác dụng giảm xóc hiệu quả và tự nhiên hơn. Tuy nhiên với lò xo quá mềm thì gây hiện tượng bồng bềnh làm người lái và hành khách mệt mỏi, buồn nôn. Một hệ thống treo được thiết kế hợp lý khi đảm bảo kết hợp hài hòa 2 loại lò xo trên. Dựa vào hệ thống giảm xóc cũng là cách xác định xem xe ô tô cũ còn tốt hay không.
Khi chiếc xe bắt đầu vượt quá ngưỡng kiểm soát bắt đầu rơi vào tình trạng thiếu lái hoặc thừa lái và người lái hoàn toàn có thể dự đoán được và xử lý một cách dễ dàng, thì chứng tỏ người lái đã làm chủ được chiếc xe và có cảm giác an toàn khi ngồi sau vô lăng.
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Trên kính chắn gió phía sau ô tô thường có những đường kẻ ngang song song nhau… tuy nhiên không phải người dùng ô tô nào cũng hiểu rõ chi tiết này.
Từ tháng 9.2023, người dùng ô tô có thể tra cứu xem ô tô có bị phạt nguội hay không thông qua ứng dụng (app) đặt lịch đăng kiểm vừa được Cục Đăng kiểm Việt Nam cập nhật, để tránh trường hợp mang ô tô đi đăng kiểm nhưng không được đăng kiểm do "dính" phạt nguội.