Hành vi tự ý thay đổi màu sơn xe máy là sai quy định và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tự ý thay đổi màu sơn xe máy bị xử phạt thế nào?
Theo Khoản 1 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.
Trình tự, thủ tục thay đổi màu sơn xe máy
Nếu muốn thay đổi màu sơn xe máy theo đúng quy định của pháp luật, chủ xe cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
- Bước 1: Khai báo trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA, trước khi cải tạo xe, thay đổi màu sơn (kể cả kẻ vẽ, quảng cáo), chủ xe phải khai báo trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông tại mục khai báo cải tạo xe, thay đổi màu sơn hoặc trực tiếp đến cơ quan đăng ký xe và được xác nhận của cơ quan đăng ký xe thì mới thực hiện.
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Theo Điều 11 Thông tư 58/2020/TT-BCA, chủ xe cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 58/2020/TT-BCA).
+ Giấy chứng nhận đăng ký xe.
+ Xuất trình Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu.
- Bước 3: Nộp hồ sơ
Chủ xe nộp hồ sơ tại cơ quan công an đã cấp giấy chứng nhận đăng ký xe (ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký xe). Cán bộ công an tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra giấy tờ của chủ xe, giấy khai đăng ký xe, thu lại chứng nhận đăng ký xe, kiểm tra thực tế xe.
Nếu hồ sơ đăng ký xe không đầy đủ theo quy định thì cán bộ hướng dẫn chủ xe về việc bổ sung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đăng ký xe đầy đủ theo quy định, cán bộ công an cấp giấy hẹn cho chủ xe.
- Bước 4: Nhận giấy đăng ký xe
Chủ xe đến cơ quan Công an để nhận giấy chứng nhận đăng ký xe. Cán bộ công an thu giấy hẹn, trả Giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe.
Về thời hạn giải quyết, Khoản 3 Điều 4 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Theo Lao Động
Dưới đây là những phương pháp để sử dụng xe máy điện an toàn, phòng ngừa trường hợp cháy nổ.
Ngủ trong ô tô đôi khi có vẻ thuận tiện, nhưng có những rủi ro rất lớn đi kèm.
Khi di chuyển, nếu xe bị nóng máy, quá nhiệt trong thời gian dài có thể khiến cho động cơ bị hư hại, thậm chí gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Việc tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình huống động cơ ôtô quá nhiệt giúp người dùng phát hiện, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh.
Hệ thống điều hòa, lọc gió lâu ngày không được vệ sinh cùng với việc sàn xe, tấm lót sàn bị ẩm ướt, thức ăn đồ uống rơi trong xe lâu ngày… là những nguyên nhân gây nên mùi ẩm mốc trong khoang nội thất ô tô khi bước vào mùa mưa.
Nếu thấy gương ô tô bị mờ khi lái xe trời mưa hay có sương mù, cần xử lý ngay để tránh ảnh hưởng đến tầm nhìn, gây nguy hiểm.
Xe đi mượn, nhân viên cây xăng lơ đãng, hoặc chủ xe mới chuyển từ xe chạy xăng sang xe chạy dầu... là những lý do phổ biến nhất dẫn tới việc đổ nhầm xăng vào xe động cơ diesel.
Mùa hè là thời điểm mà chiếc xe ô tô dễ "mắc bệnh". Nguyên nhân có thể do thời tiết nắng nóng kéo dài, mưa lớn gây ngập lụt, bụi bẩn... Để tránh những sự cố đáng tiếc khi đang di chuyển, người lái xe cần chủ động tìm hiểu các vấn đề có thể gặp phải và các biện pháp xử lý kịp thời.
Vào những ngày nắng nóng, nhiều người đỗ ô tô dưới trời nắng thường kéo cần gạt mưa phía trước kính lái dựng đứng, tuy nhiên việc làm này có thực sự giúp giảm tác động nhiệt và kéo dài tuổi thọ của cần gạt mưa?
Nếu lọc gió bị tắc, động cơ có thể tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn và xe chạy chậm vì không được thông khí. Do đó, việc chăm sóc bộ lọc gió là một việc cực kỳ cần thiết.
Vô lăng là một trong những bộ phận cần thiết thuộc hệ thống lái xe ô tô. Tuy nhiên, một số tài xế đã gặp phải trường hợp vô lăng rung lắc khi xe di chuyển ở tốc độ cao hoặc có thể bất cứ lúc nào khi nó đi về phía trước. Dưới đây là nguyên nhân cụ thể và tình trạng tay lái ô tô bất ổn định khi lăn bánh.