Xe ô tô bị ngập nước sẽ gây hại cho các ổ bi và ở bạc dưới gầm xe, gây ảnh hưởng xấu đến máy khi đề, ảnh hưởng đến máy phát điện và các linh kiện điện hay các cảm biến.... Bên cạnh đó nếu xe bị ngập nước đến nắp capo thì nước sẽ tràn vào qua ống hút gió khiến máy bị hư và gây chết máy đột ngột và hiện tượng này được gọi là thủy kích.
Khi ô tô bị thủy kích, nếu trường hợp nhẹ thì chỉ cần thay tay biên, nhưng nếu nặng thì sẽ có thể phải thay thế cả hệ thống động cơ, hệ thống điện. Khi nước xâm nhập từ gầm xe lên sàn xe sẽ khiến cho hệ thống điều khiển của xe bị chập nặng gây hỏng, khi càng ngập sâu và ngập lâu trong nước thì hệ thống điện càng dễ hư hỏng. Khi nước tràn vào xi lanh cũng gây nguy hại vì lòng xi lanh có thể bị gỉ và khiến ô tô tiêu thụ xăng nhiều hơn.
Ô tô bị chết máy khi đang di chuyển qua đoạn đường ngập nước thì người lái tuyệt đối không khởi động lại xe, để hạn chế tối đa thủy kích làm cong biên, gây đến vỡ động cơ. Khi xe bị ngập nước người lái cần thực hiện các bước sau:
Và khi gọi xe cứu hộ người lái nên nói rõ về tình trạng xe cũng như xe thuộc hệ dẫn động nào, để bên cứu hộ đưa xe đến để kéo ô tô cho phù hợp và xử lý tình huống nhanh hơn, cụ thể như:
Với xe ô tô gầm thấp người lái nên yêu cầu bên cứu hộ chở cả xe ở trên thùng để tránh cho xe bị cạ gầm.
Trường hợp khi xe ô tô bị ngập nước dẫn đến chết máy mà không kéo ra ngay thì có thể bị hỏng ở hộp điều khiển điện. Do đó khi ô tô bị ngập nước chết máy thì người lái nên gọi ngay cứu hộ để kéo xe về trung tâm sửa chữa để kiểm tra. Tùy thuộc từng loại xe mà có cách xử lý sự cố sau khi đã ngập khác nhau, do đó người lái không nên cố gắng tự tìm cách tự sửa xe khi không được trang bị về chuyên môn kỹ thuật.
>> Xem ngay: Kinh nghiệm lái xe ô tô mùa mưa lũ và cách xử lý sự cố
Trước khi đi qua vùng ngập nước thì người lái nên xác định được mức độ sâu của nước và xác định xem xe mình là loại xe gầm thấp hay gầm cao, nếu mức nước không quá 20cm thì xe ô tô có thể di chuyển qua đoạn đường đó một cách an toàn. Còn nếu thấy mức nước cao hơn nữa bánh xe, người lái không nên liều lĩnh chạy qua mà hãy cho xe dừng lại hoặc tìm đường khác để đi.
Khi ô tô đi qua đoạn đường ngập nước thì không được mở cửa để tránh nước bị tràn vào trong xe, đồng thời người lái cần tắt công tắc của điều hòa xe (nút AC), chuyển về số 1 để lái, giữ điều ga với mức độ vừa phải, luôn giữ cho máy được nổ tròn, lái xe điềm tĩnh, không vội vàng. Với xe số sàn người lái tuyệt đối không đạp côn khi đi qua vùng ngập nước để tránh xe bị chết máy.
Với xe số tự động người lái nên chuyển sang chế độ bán tự động và cũng để ở số 1, nếu người lái không chuyển thì xe sẽ tự động chuyển sang số 2 và như vậy ga có thể bị yếu có thể nước bị tràn vào trong động cơ xe thông qua đường ống pô.
Người lái nên hạn chế đạp thốc ga vì nếu tăng ga xe mạnh sẽ khiến cho nước tràn vào động cơ qua lưới tản nhiệt và đổ vào trong ống hút. Và việc tăng ga đột ngột sẽ khiến vòng tua máy lên cao, nếu nước bị tràn vào sẽ làm hiện tượng thủy kích mạnh hơn dẫn đến cong tay biên.
Khi đi qua vùng ngập nước, người lái nên đi tiếp một đoạn, sau đó rà phanh để loại bỏ bớt nước trên đĩa. Sau đó người lái hãy xuống xe để kiểm tra lại động cơ, gầm xe xem có vật gì bám vào xe không rồi mới chạy tiếp. Nếu khu vực cách cửa xe bị ngập nước thì sẽ động rất nhiều nước bên trong, gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống loa và dây dẫn và hệ thống chiếu sáng xe cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó sau mỗi lần xe di chuyển qua vùng ngập nước người lái nên đưa xe đi kiểm tra, bảo dưỡng toàn bộ.
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Trên kính chắn gió phía sau ô tô thường có những đường kẻ ngang song song nhau… tuy nhiên không phải người dùng ô tô nào cũng hiểu rõ chi tiết này.
Từ tháng 9.2023, người dùng ô tô có thể tra cứu xem ô tô có bị phạt nguội hay không thông qua ứng dụng (app) đặt lịch đăng kiểm vừa được Cục Đăng kiểm Việt Nam cập nhật, để tránh trường hợp mang ô tô đi đăng kiểm nhưng không được đăng kiểm do "dính" phạt nguội.