Khi bạn nhận thấy bắt đầu xả ra va chạm hãy nhanh cuộn tròn người lại và bám sát vào ghế. Đầu cúi thấp nhất có thể, hai chân phải co sát bụng hết cỡ, ôm đầu bằng hai bàn tay đan chéo vào nhau, để trở thành một khối chặt chẽ và vững chãi. Trường hợp có trẻ em đi kèm hãy ôm trẻ em bằng một tay, tay còn lại ôm đầu thật chặt và cúi thấp nhất có thể.
Hãy sử dụng vật dụng mềm có sẵn trong xe ô tô như chăn, quần áo, khăn, gối… quấn vùng cổ và đầu lại, hành động này sẽ giúp giảm chấn thương. Người lái nên trang bị thêm gối tự đầu cho ghế lái và đặt chính xác ghế lái ở vị trí giữa tai và đỉnh đầu để giúp ngăn ngừa tổn thương ở các vùng quan trọng như cổ, vai, gáy.
Vị trí ngồi trên ô tô có sự khác nhau về độ an toàn, do đó việc lựa chọn vị trí ngồi an toàn nhất sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa nguy cơ thương vong khi gặp tai nạn. Khi đi xe khách vị trí ngồi an toàn nhất là vùng giữa xe, càng gần cửa lên xuống càng tốt, vì khi gặp tai nạn sẽ ít bị tác động hơn và có cơ hội thoát hiểm lớn vì ở gần cửa. Trên ô tô vị trí nguy hiểm nhất là sát cửa sổ, vì bạn có thể bị các mảnh kính vỡ bắn ra gây thương tích và khó thoát ra vì phải đợi người ngồi cạnh thoát ra trước. Và tuyệt đối không đứng trên xe khách vì khi xảy ra tai nạn rất dễ mất thăng bằng và bị ngã về phía trước.
Trên xe ô tô con vị trí an toàn nhất là chính giữa ghế sau, khả năng bị chấn thương ở vị trí này ít hơn 60% so với các vị trí khác trên xe. Ghế trước và ghế cạnh là vị trí ngồi nguy hiểm nhất, ngồi ở vị trí này bạn có thể bị va chạm với phía trước nếu xe bị đâm trực diện.
Việc thắt dây an toàn khi đi xe ô tô rất quan trọng không chỉ là thực hiện đúng quy định mà còn tăng khả năng an toàn cho người ngồi trên xe khi xảy ra va chạm, vì cơ thể của bạn sẽ được giữ chặt vào ghế thay vì lao và va đập với phía trước.
Không nên ngả ghế về phía sau quá nhiều khi đi xe ô tô vì việc này khá bất lợi khi xảy ra tai nạn xe ô tô. Ngoài ra bạn cũng cần bỏ những vật nhọn, vật nặng, vật thủy tinh ra khỏi những vị trí xung quanh ghế ngồi, vì chúng có thể tăng khả năng chấn thương.
Khi lên xe bạn nên quan sát các vật dụng cứu hộ như bình cứu hỏa, búa thoát hiểm, điều này rất cần thiết vì khi xảy ra tai nạn bạn có thể sử dụng búa để phá vỡ cửa sổ, để thoát ra ngoài. Nếu không có búa thoát hiểm bạn hãy sử dụng bình cứu hỏa để đập vỡ cửa kính. Tuyệt đối không được sử dụng lửa hay hút thuốc vì bình xăng có thể bị thủng, có thể gây cháy nổ. Sau khi thoát hiểm ra ngoài hãy nhanh đến mở nắp capo để tháo một trong hai sợi dây nối ắc quy. Tiếp đến bạn hãy đứng cách xe một đoạn an toàn rồi gọi điện báo xe cứu thương và cảnh sát.
Nếu có người bị thương hãy cẩn thận khi đưa người đó ra khỏi xe vì có thể xảy ra những chấn thương nguy hiểm như não và cột sống. Không được lôi hay lắc mạnh người bị thương, nếu bệnh nhân có dấu hiệu chấn thương cột sống thì không nên di chuyển nạn nhân mà hãy đợi xe cứu thương. Cách đặt nạn nhân đúng cách là đặt nằm ngửa hoặc sấp, không nằm nghiêng, mở cổ áo và thắt lưng để giúp hô hấp dễ hơn.
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Trên kính chắn gió phía sau ô tô thường có những đường kẻ ngang song song nhau… tuy nhiên không phải người dùng ô tô nào cũng hiểu rõ chi tiết này.
Từ tháng 9.2023, người dùng ô tô có thể tra cứu xem ô tô có bị phạt nguội hay không thông qua ứng dụng (app) đặt lịch đăng kiểm vừa được Cục Đăng kiểm Việt Nam cập nhật, để tránh trường hợp mang ô tô đi đăng kiểm nhưng không được đăng kiểm do "dính" phạt nguội.