Hệ thống chống bó cứng phanh ABS - Anti-Lock Brake System được ra mắt tại Mỹ từ những năm cuối thập niên 1970. Từ đó đến nay, ABS được xem là thiết bị an toàn giúp giảm nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đáng kể.
Hệ thống ABS gồm bộ xử lý và 4 cảm biến tốc độ, khi người lái phanh gấp, CPU sẽ nhận diện xem tốc độ quay của một hay nhiều bánh có chậm hơn so với những bánh còn lại không. ABS giúp bánh ô tô không bị bó cứng nhờ việc tác động lên đĩa của bánh xe. Bên cạnh đó với những bánh quay quá nhanh, CPU cũng sẽ tự nhận diện và sau đó tác động lực để chắc chắn quá trình hãm phanh không xảy ra vấn đề gì.
Công dụng chính của ABS là hỗ trợ quá trình phanh an toàn, không xảy ra tình trạng bó cứng phanh. Nếu xe không được trang bị phanh ABS khi người lái phanh gấp, bánh xe có thể bị bó cứng, không thể kiểm soát được, rất dễ dẫn đến tai nạn. Người lái có thể nhận biết hệ thống này đang hoạt động mỗi khi chân phanh rung lên khi phanh gấp.
Người lái hãy duy trì thói quen khi ngồi vào ghế lái, sau khi khởi động xe ô tô, hãy nhìn vào đèn báo tình trạng vận hành của ABS để kiểm tra hệ thống này có đang hoạt động ổn không.
Nếu hệ thống này vẫn đang hoạt động ổn định thì sau khi xe chạy một đoạn đèn báo tình trạng vận hành ABS sẽ tắt. Còn nếu đèn vẫn tiếp tục sáng và nhấp nháy thì chắc chắn hệ thống đang có lỗi. Nếu ABS bị lỗi thì phanh xe vẫn hoạt động bình thường chỉ có công dụng của ABS đã bị vô hiệu hóa. Hãy mang xe tới trung tâm sửa chữa càng sớm càng tốt để được kiểm tra và khắc phục hệ thống phanh ABS.
Nhiều người cho rằng công dụng chủ yếu của hệ thống ABS là rút ngắn quãng đường phanh, tuy nhiên công dụng của phanh ABS là hỗ trợ người lái kiểm soát được hướng lái khi phanh gấp, hạn chế hiện trượt bánh khi phanh. Hãy nắm rõ công dụng của hệ thống ABS để sử dụng hiệu quả, phanh đúng kỹ thuật, hạn chế ỷ lại vào hệ thống phanh ABS mà lái xe cẩu thả, phóng nhanh vượt ẩu trên đường.
Hệ thống phanh ABS chỉ hỗ trợ phanh xe an toàn chứ không hoàn toàn ngăn ngừa tất cả các tình huống tai nạn vì vậy người lái vẫn phải lái xe cẩn thận.
Khi xảy ra trường hợp khẩn cấp, không nhấn rồi nhả phanh liên tục mà hãy nhấn và tiếp tục lái. Vì hệ thống ABS đã giúp xe không bị bó cứng bánh, nên người lái chỉ cần tiếp tục lái để không bị mất hướng. Qua nhiều lần tập luyện người lái có thể tận dụng triệt để hệ thống ABS.
Với những xe ô tô chạy với vận tốc 10km/h trở lên thì phanh gấp mới được ABS kích hoạt, nếu chỉ đạp nhẹ phanh thì ABS vẫn chưa hoạt động. Từ tốc độ 30km/h trở lên, bánh xe sẽ hoạt động theo kiểu dừng và lăn bánh liên tục, người lái càng đạp phanh thì càng cảm nhận được xe rung, nguyên nhân là do hệ thống ABS đang hoạt động tốt. Vì vậy người lái không cần lo lắng khi có tình trạng này.
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Trên kính chắn gió phía sau ô tô thường có những đường kẻ ngang song song nhau… tuy nhiên không phải người dùng ô tô nào cũng hiểu rõ chi tiết này.
Từ tháng 9.2023, người dùng ô tô có thể tra cứu xem ô tô có bị phạt nguội hay không thông qua ứng dụng (app) đặt lịch đăng kiểm vừa được Cục Đăng kiểm Việt Nam cập nhật, để tránh trường hợp mang ô tô đi đăng kiểm nhưng không được đăng kiểm do "dính" phạt nguội.