Tàu hỏa/xe lửa là phương tiện giao thông công cộng, di chuyển trên tuyến đường sắt riêng biệt xuyên Bắc - Nam nước ta. Tốc độ trung bình của tàu hỏa Việt Nam khoảng 90km/h, vì chiều dài và tải trọng lớn và hoạt động trên phạm vi đường rây nên rất khó phanh khẩn cấp như các phương tiện giao thông khác. Để dừng khi đang chạy ở vận tốc 80 - 90km/h thì quãng phanh của tàu hỏa phải từ 500 - 600m. Tình huống vật cản khoảng cách dưới 200m nếu tàu phanh khẩn cấp rất dễ bị lệch khỏi đường ray.
Do đó Luật giao thông quy định tàu hỏa là phương tiện có đường riêng được nhường quyền đi trước. Tại các khu đông dân cư có tàu hỏa đi qua thường được trang bị gác chắn kỹ càng, có báo hiệu, nhân viên gác chắn… nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện khác.
Tuy nhiên vẫn có có một số nơi vẫn chưa được trang bị đầy đủ gác chắn an toàn cho các tuyến đường ray xe lửa. Và việc điều khiển phương tiện băng qua những tuyến đường sắt chưa có gác chắn rất nguy hiểm, và với sự thiếu ý thức, không chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông của người tham gia giao thông và sự thiếu trách nhiệm của một số cán bộ nhân viên gác chắn dẫn đến những vụ tai nạn nghiêm trọng.
Để lái ô tô qua đường sắt tàu lửa an toàn thì dưới đây là những điều bạn cần phải lưu ý:
Tàu hỏa là phương tiện được ưu tiên nhường đường trong luật giao thông. Khi có tín hiệu báo tàu sắp đến, người lái phải nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lạnh của còi báo và nhân viên đường sắt. Giảm tốc độ và dừng xe đúng vạch an toàn đã được quy định, đợi tàu qua và theo hiệu lệnh của nhân viên đường sắt thì mới được đi tiếp. Hãy nhớ rằng để lái ô tô qua đường sắt an toàn thì người lái không bao giờ được đối đầu hay giành đường với tàu hỏa.
Nhiều người chủ quan không để ý xung quanh khi lái ô tô qua đường sắt khi không có tín hiệu báo hiệu tàu sắp đến. Đây là suy nghĩ sai lầm, kể cả khi không có tín hiệu thì người lái cũng nên quan sát trước để chắc chắn đường sắt thông thoáng, không có chướng ngại vật chắn đường.
Đường sắt thường cao hơn so với mặt đường bình thường nên khi qua đây người lái phải nhấn ga nhanh và dứt khoát, tránh việc xe bị mắc kẹt giữa đường gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến phương tiện khác.
Với các dòng xe ô tô số sàn khi lái qua đường sát hãy chuyển về số thấp để có đủ lực băng qua đường. Trường hợp chủ quan không về số thường dẫn đến việc dễ tắt máy giữa đường hoặc xe không đủ mạnh để vượt qua.
Nếu chẳng may khi lái xe qua đường sắt bị chết máy giữa đường thì đầu tiên bạn cần thật bình tĩnh, để có thể xử lý tình huống nhanh và an toàn nhất. Nếu cố gắng khởi động xe nhưng vẫn không được thì hãy nhanh chóng ra khỏi xe và đưa mọi người rời khỏi xe.
Trường hợp tàu chưa đến nơi xe bạn bị tắt máy thì bạn hãy báo ngay cho nhân viên đường sắt tại đó hoặc báo cho công an để liên hệ với lái tàu. Trường hợp tàu đến gần hãy nhanh chóng chạy tránh xa đường ray theo hướng ngược lại vì nếu không những mảnh vỡ khi tàu đâm vào xe sẽ làm bạn bị thương, không nên cố níu lại để lấy thứ gì đó trong xe vì lúc này đã không kịp.
Nhiều người bất lực khi nhìn tàu đâm vào ô tô mình vì bên kia đường vẫn đang tắc nghẽn giao thông, không thể di chuyển được. Do vậy nếu thấy bên kia đường đang tắc nghẽn thì không nên băng qua mà hãy kiên nhẫn chờ đợi đường đủ thông thoáng rồi mới qua, dù xe phía sau có bấm còi thì bạn hãy cứ bình tĩnh, để đảm bảo an toàn tốt nhất không nên cố đi rồi mắc kẹt lại ngay giữa đường rây chỉ vì tắc nghẽn giao thông.
Hiện nay vẫn còn nhiều tuyến đường sắt đi qua chưa được trang bị gác chắn và không có đèn đường, do đó lái xe ô tô băng qua những tuyến đường này rất nguy hiểm, đòi hỏi người lái phải dày dạn kinh nghiệm.
Để băng qua đường sắt vào ban đêm không có đèn đường, hãy dừng lại cách đường ray khoảng 5m, bật đèn tín hiệu, hạ cửa kính, tắt các thiết bị âm thanh trên xe, quan sát và lắng nghe, nếu không có tàu từ xa, không nghe tiếng vọng thì hãy về số thấp và tăng ga nhẹ vượt qua đường sắt. Để an toàn hơn thì sau khi dừng xe cách đường ray khoảng 5m, có thể ra khỏi xe quan sát lắng nghe từ xa xem có tiếng tàu đang đến không, nếu không hãy áp tai xuống đường ray để nghe âm thanh, nếu nghe tiếng vọng của đoạn tàu thì quay về xe, tiếp tục ra tín hiệu đèn để lái tàu có thể nhận diện và đợi tàu đi qua mới băng qua đường. Mặc dù cách này có tốn khá nhiều thời gian, nhưng để đảm bảo an toàn tính mạng thì cẩn thận không bao giờ thừa.
Một số người dùng ô tô muốn tiết kiệm nhiên liệu cho xe trong bối cảnh giá xăng biến động như hiện nay. Vậy, người dùng nên chọn chế độ lái xe nào tiết kiệm xăng cho ô tô?
Việc lắp đặt bộ ốp thể thao bodykit quanh thân xe giúp ngoại hình xe trở nên mạnh mẽ, hầm hố hơn nhưng ảnh hưởng không ít đến khả năng vận hành cũng như gây nhiều phiền toái khi đi đăng kiểm, bảo hiểm.
Dưới đây là những triệu chứng báo hiệu gầm ô tô bị hỏng và cần phải sửa chữa.
Trên kính chắn gió phía sau ô tô thường có những đường kẻ ngang song song nhau… tuy nhiên không phải người dùng ô tô nào cũng hiểu rõ chi tiết này.
Từ tháng 9.2023, người dùng ô tô có thể tra cứu xem ô tô có bị phạt nguội hay không thông qua ứng dụng (app) đặt lịch đăng kiểm vừa được Cục Đăng kiểm Việt Nam cập nhật, để tránh trường hợp mang ô tô đi đăng kiểm nhưng không được đăng kiểm do "dính" phạt nguội.